2022 doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường nào?
Nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng cao, nên việc mở rộng và đầu tư sản xuất từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh lập các thủ tục hành chính khác thì thủ tục hồ sơ môi trường cũng giữ vai trò quan trọng, là điều kiện để cơ sở đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan nhà nước chấp thuận.
Vậy để lập hồ sơ môi trường (HSMT) cần những gì? Doanh nghiệp phải thực hiện những loại hồ sơ quan trọng nào? Không thực hiện có bị xử phạt hay không? Nếu Quý Khách hàng đang thắc mắc những điều này thì hãy để Công ty môi trường Song Giang tư vấn và hướng dẫn qua bài viết hôm nay!
Thủ tục hồ sơ môi trường theo luật mới
Các căn cứ pháp lý quan trọng mà bạn cần biết:
- Luật BVMT 2020
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Nghị định 45/2022/NĐ-CP
Các loại HSMT theo luật mới:
- Lập ĐTM
- Xin cấp giấy phép môi trường
- Đăng ký môi trường
Lưu ý: Giấy phép môi trường là tích hợp của nhiều loại giấy phép thành phần như giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi, giấy phép xử lý CTNH, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT với lĩnh vực nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Tổng hợp các loại HSMT mà doanh nghiệp cần có
Khi dự án chưa đi vào hoạt động
- Lập ĐTM:
+ Đối tượng: Dự án đầu tư nhóm I, II của Luật BVMT.
+ Quy định: Nội dung, tham vấn và thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 32, 33, 34, 35, 36 và Điều 37 của Luật BVMT).
- Lập hồ sơ xin cấp GPMT:
+ Đối tượng: Dự án đầu tư nhóm I, II và III có phát sinh chất thải ra môi trường hoặc phát sinh CTNH được quản lý theo quy định.
+ Quy định: Nội dung, thẩm quyền, thời điểm, thủ tục hồ sơ cấp GPMT (căn cứ theo Điều 41, 42, 43 của Luật BVMT 2020).
- Đăng ký môi trường:
+ Đối tượng: Dự án không thuộc đối tượng có GPMT nhưng có phát sinh chất thải hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực.
+ Quy định: Nội dung, thời điểm và cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (căn cứ theo khoản 4, 5, 6 và 7 của Điều 49 của Luật BVMT 2020).
+ Quy định đối tượng miễn đăng ký (Căn cứ Điều 32 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Phụ lục XVI của Nghị định này).
- Vận hành thử nghiệm cho các công trình BVMT:
+ Đối tượng: Áp dụng đối với tất cả dự án có công trình xử lý chất thải.
+ Quy định các công trình BVMT (Điều 46 của Luật BVMT).
+ Quy định về vận hành thử nghiệm cho dự án sau khi cấp GPMT (Căn cứ Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Giai đoạn dự án sau khi đi vào hoạt động
- Lập báo cáo công tác BVMT:
+ Quy định báo cáo công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Căn cứ Điều 119 của Luật BVMT).
+ Quy định: Nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo (Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT).
- Lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ:
+ Đối tượng: Cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh.
+ Quy định về tần suất quan trắc (theo khoản 2 Điều 7 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
Xử phạt khi doanh nghiệp không lập HSMT theo quy định?
Khi doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực lập HSMT thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Đối với ĐTM:
- Với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh nếu vi phạm (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 10 - 80 triệu đồng.
- Với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT nếu vi phạm (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 15 - 100 triệu đồng.
Đối với GPMT:
- Với dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện nếu vi phạm (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng.
- Với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh nếu vi phạm (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 10 - 500 triệu đồng.
- Với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT nếu vi phạm (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Đối với đăng ký môi trường:
- Với dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 5 triệu đồng.
- Với dự án thuộc đối tượng lập ĐTM (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 5 – 15 triệu đồng.
- Với dự án thuộc đối tượng lập ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT (tùy vào từng trường hợp) mà bị phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng.
Trên đây là thông tin mà Song Giang JSC tổng hợp các loại HSMT cũng như các quy định xử phạt ở từng hồ sơ. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn lập hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay Hotline 0901.795.909 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bài viết khác
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Môi Trường Song Giang chuyên cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí thấp, hệ thống ...
Xem thêmHệ thống làm mềm nước
Xác định độ cứng của nước và sử dụng hệ thống làm mềm nước để đảm bảo nguồn nước an toàn với người ...
Xem thêmLọc nước giếng khoan
Nước giếng khoan được cho là nguồn nước tối ưu nhất để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sản ...
Xem thêmHệ thống RO
Song Giang chuyên tư vấn, lắp đặt các hệ thống RO gia đình - công nghiệp với các công suất khác nhau phù hợp với nhu ...
Xem thêmHệ thống lọc nước
Song Giang chuyên thiết kế, gia công, lắp đặt hệ thống lọc nước đạt chất lượng cao với chi phí đầu tư thấp. ...
Xem thêmCác phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải
Theo các nghiên cứu cho thấy, lượng dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt không vượt quá 20 mg/l, với nước thải công ...
Xem thêm