Quy trình xin cấp giấy phép môi trường doanh nghiệp
Xin cấp giấy phép môi trường liệu có đơn giản hay không? Doanh nghiệp có nên tự làm hồ sơ cấp GPMT được không? Và những khó khăn nào mà doanh nghiệp thường gặp phải?
Và Công ty môi trường Song Giang sẽ tư vấn lập HSMT quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt thực hiện thủ tục hồ sơ cấp GPMT đầy đủ, chuẩn xác và giá thành nhất.
Quy định về giấy phép môi trường
Hiệu lực thi hành đối với giấy phép môi trường bắt đầu từ năm 2022, và được quy định chi tiết trong Luật BVMT 2020. Giấy phép môi trường phải được cơ quan Nhà nước cấp cho cơ sở, doanh nghiệp cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả thải ra môi trường. Đồng thời, luật này còn quy định về nội dung quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Quy trình thủ tục để xin cấp giấy phép môi trường
Như những thông tin trước mà Song Giang JSC đã chia sẻ, chúng tôi đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về loại HSMT quan trọng này. Và đối tượng phải có GPMT sẽ bao gồm những trường hợp dưới đây (tham khảo qua Điều 39 của Luật BVMT 2020):
- Dự án đầu tư thuộc nhóm I, II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường (dự án chi tiết tham khảo qua Khoản 3, 4, 5 Điều 28 của Luật BVMT 2020).
- Dự án đầu tư, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Chủ đầu tư phải nộp hồ sơ cấp giấy phép đến:
- Bộ TNMT: cấp phép với dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và dự án nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, dự án nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và cơ sở có dịch vụ xử lý CTNH.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: cấp phép với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật Nhà nước.
- UBND cấp tỉnh: cấp phép cho dự án đầu tư nhóm II và III (nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên).
- UBND cấp huyện: cấp phép cho những trường hợp còn lại.
-
Doanh nghiệp có tự lập giấy phép môi trường không?
Không có bất kỳ quy định nào “không cho phép” doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục hồ sơ để cấp GPMT cho dự án của mình. Quy trình thực hiện tương tự như các đơn vị tư vấn môi trường, bao gồm:
- Nộp hồ sơ gồm đề nghị cấp GPMT, báo cáo đề xuất cấp giấy phép, tài liệu pháp lý & kỹ thuật khác của dự án đến cơ quan tiếp nhận tương ứng với nơi triển khai dự án.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
- Thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định dựa trên báo cáo đề xuất cấp GPMT.
Chỉ riêng những thủ tục hành chính trên cũng phải đòi hỏi doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Doanh nghiệp phải có kinh nghiệm, đơn giản là phải có bộ phận tư vấn môi trường am hiểu chuyên môn.
- Doanh nghiệp phải nắm rõ thông tin dự án, từ diện tích, quy mô, công suất cho đến nguyên vật liệu sản xuất.
- Doanh nghiệp phải xác định các nguồn thải phát sinh từ dự án tác động đến môi trường để đưa ra biện pháp xử lý tối ưu bằng công nghệ xử lý hiện đại.
- Doanh nghiệp phải là người đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn các vấn đề, thông tin, số liệu mà mình cung cấp.
Những khó khăn khi doanh nghiệp tự thực hiện giấy phép môi trường:
- Doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian, chi phí vì khi thực hiện thủ tục sẽ phát sinh những sai sót, việc không am hiểu kiến thức, quy định pháp luật sẽ khiến họ phải thực hiện thủ tục nhiều lần.
- Doanh nghiệp vướng phải nhiều rắc rối, những vấn đề liên quan đến hồ sơ, giữa luật cũ và luật mới có liên quan đến dự án nhưng không tìm được hướng xử lý kịp thời.
- Doanh nghiệp bị chậm tiến độ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với dự kiến ban đầu vì thời gian cơ quan thẩm quyền phê duyệt thủ tục chậm trễ, quá lâu vì chưa giải quyết hồ sơ khiến dự án bị “đóng băng” không thể đi vào hoạt động chính thức.
- Doanh nghiệp chưa nắm rõ quy trình thực hiện, lúng túng trong khâu tiếp cận với cơ quan Nhà nước hoặc thực hiện nhưng thủ tục hồ sơ chưa chuẩn xác.
Làm thế nào gỡ vướng khó khăn cho doanh nghiệp?
Tự thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn về thời gian, thủ tục hồ sơ môi trường nhưng lại là nguyên nhân chính khiến dự án không nhận được GPMT đúng thời hạn. Và với những bất cập và hạn chế trên, giải pháp tiên quyết và quan trọng hàng đầu hiện nay là phải tìm công ty tư vấn môi trường. Các yêu cầu quan trọng và không thể thiếu cho các đơn vị tư vấn là:
- Phải có kinh nghiệm, chuyên môn
- Phải có năng lực, kiến thức sâu rộng
- Phải có tính chủ động, ứng biến trong công việc
- Phải có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm
Và khi hợp tác cùng với Công ty môi trường Song Giang, quý khách hàng sẽ nhận lại được những lợi ích to lớn như:
- Hồ sơ thủ tục được thẩm định, phê duyệt nhanh chóng, kịp thời
- Rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
- Trực tiếp gỡ vướng cho dự án bằng năng lực chuyên môn
- Đưa dự án đầu tư đi vào hoạt động đúng tiến độ, thời gian
- Cam kết GPMT được cơ quan xác nhận chính xác, đáng tin cậy
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp tự thực hiện GPMT so với việc hợp tác cùng công ty tư vấn có kinh nghiệm. Chắc hẳn bạn cũng nhận thấy rõ sự khác biệt này. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Song Giang qua Hotline 0901.795.909 để chúng tôi tiến hành các thủ tục pháp lý lập hồ sơ cấp GPMT cho doanh nghiệp đúng pháp luật, đúng quy trình và đúng với cơ quan xác nhận.
Bài viết khác
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Môi Trường Song Giang chuyên cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí thấp, hệ thống ...
Xem thêmHệ thống làm mềm nước
Xác định độ cứng của nước và sử dụng hệ thống làm mềm nước để đảm bảo nguồn nước an toàn với người ...
Xem thêmLọc nước giếng khoan
Nước giếng khoan được cho là nguồn nước tối ưu nhất để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sản ...
Xem thêmHệ thống RO
Song Giang chuyên tư vấn, lắp đặt các hệ thống RO gia đình - công nghiệp với các công suất khác nhau phù hợp với nhu ...
Xem thêmHệ thống lọc nước
Song Giang chuyên thiết kế, gia công, lắp đặt hệ thống lọc nước đạt chất lượng cao với chi phí đầu tư thấp. ...
Xem thêmCác phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải
Theo các nghiên cứu cho thấy, lượng dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt không vượt quá 20 mg/l, với nước thải công ...
Xem thêm