Công ty xử lý nước thải có độ mặn cao
Nước thải nhiễm mặn thực chất tồn tại dưới dạng muối hòa tan ở nồng độ cao vượt ngưỡng cho phép. Xử lý nước thải nhiễm mặn thường đòi hỏi áp dụng đa dạng nhiều kỹ thuật xử lý khác nhau nhằm loại bỏ hết nồng độ muối trong nước, đảm bảo đạt chuẩn.
Nguyên nhân và tác hại của nước thải có độ mặn cao
Nguyên nhân:
- Phát sinh từ các nhà máy chế biến hải sản, họ thường dùng nước biển trong nhiều giai đoạn sản xuất nên nước thải từ nhiều nguồn có độ mặn khá cao.
- Phát sinh từ các lĩnh vực sản xuất muối, chế biến rau củ quả, hóa chất, thuộc da.
- Phát sinh từ cơ sở, trang trại chăn nuôi từ quá trình vệ sinh, giết mổ,…
- Phát sinh từ nước thải sinh hoạt với nhiều thành phần phức tạp.
Tác hại:
- Cản trở quá trình vận hành hệ thống XLNT vì ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật trọng cụm bể sinh học, giảm hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ, khiến nước sau xử lý không đạt chuẩn xả thải.
- Trong điều kiện nước thải có độ mặn lớn khiến mật độ sinh khối không đảm bảo, vi sinh phát triển chậm.
- Nước thải nhiễm mặn ở nồng độ cao thường gây ức chế vi sinh chẳng hạn nồng độ muối, áp suất thẩm thấu cao khiến tế bào vi sinh bị mất nước nghiêm trọng nên không làm phân tách tế bào nguyên sinh.
- Đối với bùn hoạt tính dễ nổi và mất đi vì nồng độ muối cao làm giảm hiệu quả lọc của hệ thống xử lý sinh học.
Phương pháp nào xử lý nước thải có độ mặn cao
Các phương pháp thông thường
- Giải pháp chưng cất: chủ yếu liên quan đến quá trình làm bay hơi nước ở nhiệt độ cao. Hơi nước theo đường ống bay hơi và muối được giữ lại.
- Giải pháp trao đổi ion: lọc qua bể chứa hạt nhựa cation và anion để khử ion muối hòa tan và chuyển đổi thành axit tương ứng.
- Giải pháp màng lọc: khắc phục những hạn chế các phương pháp truyền thống, màng lọc có nhiều ưu điểm hơn vì tính hiệu quả, khả năng tái chế nước với nhiều quy trình hiện đại như siêu lọc, vi lọc, lọc nano và đặc biệt là thẩm thấu ngược.
- Giải pháp điện phân: liên quan đến việc loại bỏ ion natri và clo ra khỏi nước để giảm thiểu nồng độ NaCl. Hệ thống thường có cấu tạo từ thanh chì hoặc dây sắt có tính dẫn điện cao kết nối với nguồn điện một chiều.
Phương pháp dựa vào vi sinh vật
Đây là kỹ thuật xử lý nước thải thông dụng có dựa vào khả năng của vi sinh chịu mặn khử COD vì phần lớn VSV trong nước thải xảy ra quá trình plasmolysis bị mất hoạt tính. Vì lý do này mà nhiều phương pháp truyền thống không còn phù hợp vì hạn chế về khả năng tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn.
Khi áp dụng phương pháp này sẽ trải qua các quá trình xử lý dưới đây:
- Xử lý kỵ khí: vi khuẩn thích nghi với nước thải có nồng độ muối cao để oxy hóa chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy, tạo ra lượng bùn thấp.
- Xử lý hiếu khí: dựa vào nấm men xử lý trong môi trường hiếu khí để thực hiện hấp thụ chất ô nhiễm.
- Xử lý nitrat hóa: tiến hành chuyển hóa amoni thành nitrit, anammox thông qua vi khuẩn hiếu khí ưa mặn.
- Xử lý amoni: dựa vào quá trình anammox chuyển hóa amoni thành nitrit, nito phân tử.
Đối với nước thải có độ mặn cao, Công ty dịch vụ môi trường Song Giang sẽ dựa vào tính chất, đặc điểm và mức độ tác động mà lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nhằm tạo ra nguồn nước mới thay thế tốt hơn, đảm bảo chất lượng hơn.
Khi bạn đang có nhu cầu thi công – lắp đặt, cải tạo hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0901.795.909.
Bài viết khác
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Môi Trường Song Giang chuyên cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí thấp, hệ thống ...
Xem thêmHệ thống làm mềm nước
Xác định độ cứng của nước và sử dụng hệ thống làm mềm nước để đảm bảo nguồn nước an toàn với người ...
Xem thêmLọc nước giếng khoan
Nước giếng khoan được cho là nguồn nước tối ưu nhất để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sản ...
Xem thêmHệ thống RO
Song Giang chuyên tư vấn, lắp đặt các hệ thống RO gia đình - công nghiệp với các công suất khác nhau phù hợp với nhu ...
Xem thêmHệ thống lọc nước
Song Giang chuyên thiết kế, gia công, lắp đặt hệ thống lọc nước đạt chất lượng cao với chi phí đầu tư thấp. ...
Xem thêmCác phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải
Theo các nghiên cứu cho thấy, lượng dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt không vượt quá 20 mg/l, với nước thải công ...
Xem thêm