Xử lý nước nhiễm mặn
Ở nhiều địa phương, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng không chỉ thu hẹp diện tích đất mà còn giảm nguồn nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hằng ngày.
Điều này dẫn đến nhu cầu xử lý nước cấp bị nhiễm mặn ngày càng cần thiết, việc thiết kế và lắp đặt thiết bị, hệ thống để xử lý nước cấp phải được triển khai nhanh chóng để kịp thời cung cấp nguồn nước đạt chuẩn.
Tổng quan về nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn là gì? Đây là nguồn nước chứa hàm lượng muối hòa tan cao, thành phần chính là muối NaCl (> 300mg/l). Nước bị nhiễm mặn chủ yếu từ quá trình xâm thực của nước biển vào đất liền.
Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn
- Nguyên nhân khiến nước bị nhiễm mặn:
+ Do thiên nhiên như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính khiến làm mực nước biển dâng cao,...
+ Do con người: từ hoạt động tưới tiêu, khai thác nước ngầm quá mức hoặc tình trạng xây dựng công trình thủy điện, khai thác đầu nguồn gây thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu,...
Tác hại:
- Đối với con người gây ra tác động đến sức khỏe như viêm da, ghẻ lở, hoặc nghiêm trọng hơn gây tắc động mạch, làm tế bào ngày càng thu nhỏ,...
- Đối với nông nghiệp làm giảm năng suất cây trồng, suy thoái chất lượng môi trường đất, gây đóng cặn, giảm tuổi thọ đường ống, thiết bị sinh hoạt,...
- Đối với môi trường: kìm hãm sự phát triển của thực vật, ngăn cản sự hấp thụ nito và nhiễm độc ion clorua.
Tìm hiểu chi tiết về hệ thống làm mềm nước!
Mô hình xử lý nước nhiễm mặn công suất lớn
- Nước đầu vào được lọc qua song chắn rác được xử lý tại bể lắng cát để tách bỏ rác kích thước lớn.
- Nước được điều hòa lưu lượng, ổn định tại bể trung gian.
- Bể keo tụ - tạo bông tiếp nhận nước, sử dụng chất keo tụ và trợ keo tụ bằng thiết bị bơm định lượng để tạo ra các phản ứng trong nước. Hóa chất thường dùng là PAC, phèn nhôm, phèn sắt với hiệu quả xử lý cao, hiệu quả.
- Sau đó, bể lắng có nhiệm vụ lắng và loại bỏ bông cặn hình thành trước đó.
- Tiếp đó, nước đi qua hệ thống làm mềm để giảm độ cứng trong nước.
- Cụm bể/bồn lọc là giai đoạn xử lý chính:
+ Bồn thứ nhất: chứa than hoạt tính để hấp phụ màu, mùi trong nước.
+ Bồn thứ hai: chứa hạt nhựa trao đổi ion để làm mềm nước.
+ Bồn thứ 3, 4: cột lọc tinh có kích thước 5mm hoặc 10mm.
+ Cuối cùng bồn lọc màng thẩm thấu ngược RO tiên tiến cung cấp khả năng lọc nước vượt trội.
- Để nước đạt tiêu chuẩn sử dụng trực tiếp, giai đoạn khử trùng dùng clo hoặc ozone giúp làm sạch, khử mặn, khử trùng tối ưu.
Mô hình xử lý nước nhiễm mặn công suất nhỏ
Đây là giải pháp khá được ưa chuộng vì tính nhỏ gọn, tiện dụng, dễ lắp đặt, dễ vận hành, bảo trì,... Với nguồn nước nhiễm mặn lưu lượng thấp, việc ứng dụng thiết kế quy trình xử lý dưới đây không chỉ tạo ra chất lượng mà còn giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.
Quy trình hệ thống lọc nước này sẽ bao gồm các giai đoạn xử lý dưới đây!
- Cột lọc thô: sử dụng vật liệu lọc như cát sỏi, thạch anh, mangan,.. để khử phèn sắt, asen, kẽm, chì, thiếc, nhôm, khử màu, khử mùi,...
- Cột lọc than hoạt tính: chủ yếu chứa than hoạt tính vì khả năng khử tạp chất hữu cơ, hấp phụ mùi, màu, độc tố trong nước.
- Cột lọc làm mềm nước: chứa hạt nhựa trao đổi ion để khử độ cứng, giảm ion Ca2+, Mg2+ giúp nước mềm hơn, ngăn chặn hiện tượng đóng cặn, tắc nghẽn thiết bị.
- Cột lọc tinh: kích thước cột lọc thường 5mm lọc sạch tạp chất hữu cơ, bùn cát, cặn lơ lửng có kích thước > 5mm.
- Hệ lọc màng RO (thẩm thấu ngược): đây là giai đoạn xử lý chính trong hệ thống với chức năng khử kim loại, muối vô cơ, hiệu quả lọc đến 99,5%. Đây cũng là giải pháp chính được ứng dụng rộng rãi đối với nước nhiễm mặn để tách, loại bỏ ion dưới dạng muối khoáng hòa tan bị giữ lại trên bề mặt màng RO.
Các hệ thống trên sẽ được thiết kế theo đúng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Các công nghệ xử lý nước mặn được Công ty dịch vụ môi trường Song Giang cân nhắc, tính toán và ứng dụng hợp lý dựa theo tính chất nguồn nước cần xử lý.
Nếu bạn cần tư vấn giải pháp xử lý nước nhiễm mặn tốt nhất thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline 0901.795.909.