Bể lắng lamen
Bể lắng lamen có tác dụng tách cặn bẩn giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả và nhanh chóng hơn. Vậy so với các loại bể lắng khác thì bể lắng lamen có đặc điểm, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm thế nào?
Bể lắng lamen có tác dụng tách cặn bẩn giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả và nhanh chóng hơn. Trong nội dung bài viết này, moitruonsonggiang.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bể lắng men là gì?
Đặc điểm cấu tạo, cách hoạt động của bể. Đồng thời là những so sánh, đánh giá ưu nhược điểm của loại bể này để giúp bạn lên kế hoạch tính toán có nên sử dụng bể hay không.
Vai trò của bể lắng lamen trong xử lý nước là gì?
Bể lắng lamen hay còn được biết đến là bể lắng Lamella. Đây là loại bể trong xử lý nước thải với cơ chế lọc nhanh và được thiết kế với góc nghiêng từ 45 đến 60 độ. Các chất thải rắn, bụi mịn trong nước sẽ được những tấm lắng lamen này giữ lại, sau đó chúng sẽ rơi xuống đáy bể.
Nhờ cơ chế này mà việc loại bỏ các chất cặn bẩn dễ dàng hơn. Chất thải này cũng sẽ được thải qua ống xả theo định kỳ. Còn phần nước sạch sau lắng sẽ được thu và đi ra ngoài nhờ hệ thống máng thu.
Đặc điểm cấu tạo của bể lắng lamen
Về cơ bản, một bể lắng men thông thường sẽ có 3 vùng chính bao gồm vùng phân phối nước, vùng lắng và cuối cùng là vùng tập chung và chứa cặn. Mỗi vùng sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau:
- Vùng phân phối nước có nhiệm vụ đưa nước cần xử lý vào trong bể lắng từ đó làm tăng hiệu quả cho quá trình lắng đọng tạp chất. Để tăng hiệu quả xử lý nước thải, người ta thường kết hợp vùng phân phối nước với bể keo bông hoặc keo tụ để tăng hiệu quả xử lý.
- Vùng Lắng chứa các tấm lamen chính là phần quan trọng nhất . Tại đây sẽ được đặt các tấm lắng la men với góc nghiêng 45 đến 60 độ so với mặt phẳng.
- Vùng tập chung và chứa cặn sẽ là nơi chứa đựng các cặn bẩn có kích thước lớn đã được lắng tụ.
Nguyên lý hoạt động của bể
Bể lắng lamen có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp. Khi nước được cần xử lý được đưa vào bể theo chiều từ dưới lên trên dựa vào các bể lắng. Lúc này, các chất lơ lửng, chất cặn bẩn sẽ bị dính vào tấm lắng lamen.Sau một thời gian, các chất bông tủa sẽ trượt xuống hố thu cặn.
Theo đó, với những bề mặt tiếp xúc của ống lắng càng lớn thì hiệu quả loại bỏ các tạp chất này càng cao. Nhờ đó mà hiệu quả dung tích bể tăng đồng thời giúp rút ngắn thời gian lắng.
So sánh bể lắng lamen so và các loại bể lắng khác
Trong hệ thống xử lý nước thải có rất nhiều loại bể khác nhau. Trong đó, có những loại bể lắng với chức năng khá tương đồng với bể lamen. Trong phần nội dung tiếp theo, Song Giang sẽ giúp bạn so sánh sự khác biệt giữa bể lắng lamen với bể lắng thường để bạn đánh giá.
Một số bể lắng khác phổ biến hiện nay
Nếu căn cứ theo chiều chảy của nước thì bể lắng thường sẽ được chia thành 3 dạng chính là bể lắng đứng, lắng ngang và bể lắng ly tâm:
- Bể lắng đứng sẽ được thiết kế dạng trụ tròn hoặc vuông. Phần chóp tạp với mặt phẳng một góc ít nhất 50 độ. Cấu tạo bao gồm máng dẫn nước để dẫn nước vào, ống trung tâm, máng thu và tháo nước, ống xả cặn và ống xả cặn nổi. Với bể này, nước sẽ chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng, cặn bẩn sẽ rơi từ trên xuống dưới ngược chiều với chuyển động của nước.
- Bể lắng ngang thường được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài của bể có tỷ lệ không dưới ¼, chiều sâu 4m, rộng đến 4m. Với bể này, nước sẽ chảy theo chiều ngang từ đầu đến cuối bể.
- Bể lắng ly tâm là biến thể của bể ngang với thiết kế hình trụ tròn, đáy côn và được thiết kế thêm cần gạt bùn. Nguyên lý hoạt động là nước chảy qua ống thu trung tâm, từ khoang trung tâm nước sẽ đi theo các tia và chảy vào trung tâm máng thu. Nước chuyển động từ trung tâm ra xung quanh tương tự như bể lắng ngang.
Sự khác biệt của bể lắng lamen
Vừa rồi là đặc điểm của bể lắng thường, dựa vào đây là có thể nhận thấy những điểm khác biệt như:
- Bể lắng men có thiết kế đặc biệt với các tấm lắng lamen được ghép nghiêng 45 đến 60 độ trong vùng lắng giúp tăng hiệu quả tiếp xúc với chất bẩn nhờ đó mà hiệu suất lắng cũng tốt hơn.
- Các khối ống có mặt cắt ngang được ghép bởi các tấm có dạng nửa lục giác, nhờ đó mà giúp đảm bảo được tính linh động trong quá trình lắp đặt. Ngoài ra còn giúp đảm bảo độ bền, sự thuận tiện và dễ dàng khi xây dựng các khối tấm.
Ưu và nhược điểm của bể lắng lamen
Nếu so sánh bể lắng lamen với với bể thông thường chúng ta dễ dàng nhận thấy những ưu điểm như:
- Bể lắng lamen giúp rút ngắn thời gian lắng đọng chất cặn bẩn, hiệu quả lắng cao hơn và hoạt động ổn định hơn.
- Bể có khả năng lắng cặn bẩn tốt, dòng chảy ổn định, có khả năng tự làm sạch bề mặt hạn chế được hiện tượng tắc nghẽn.
- Thiết kế bể thông minh với các tấm lắng lamen được ghép với nhau giúp việc thi công thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Chi phí đầu tư hợp lý, thi công dễ dàng và cách vận hành và bảo trì cũng khá đơn giản.
- Bể hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực giúp tiết kiệm điện năng tối đa.
- Bể được thiết kế từ thép không gỉ, có độ bền cao, thi công khép kín nên không phát sinh mùi khó chịu.
Điểm hạn chế lớn nhất của bể lắng lamen đó chính là không thường xuyên điều chỉnh được cường độ khuấy trộn cũng như tỷ lệ một cách tuần hoàn.
Tấm lắng lamen hiện nay, có giá là bao nhiêu?
Tấm lắng lamen lắp đặt trong bể lắng hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều mức giá khác nhau. Theo khảo sát, mức giá sẽ giao động từ hơn 1 triệu cho đến 3tr5 đến 4 triệu. Tùy thuộc vào chất liệu và kích thước hoàn thiện tấm.
Để biết giá chi tiết của sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Song Giang để được tư vấn và báo giá chính xác.
Vừa rồi là toàn bộ thông tin về bể lắng lamen. Mong rằng những thông tin mà Song Giang chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về dòng vật liệu này. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Song Giang để được tư vấn giải đáp.