Phương pháp sinh học xử lý nước thải

321 Lượt xem - 29-03-2020 02:08

Phương pháp sinh học được ứng dụng thế nào trong xử lý nước thải? Các quy trình và cơ chế trong hệ thống này diễn ra thế nào? Làm sao để vận hành hiệu quả và đúng kỹ thuật? Mục tiêu của hệ thống sinh học là loại bỏ tốt chất ô nhiễm, hiệu quả và tiết kiệm hơn phương pháp cơ hoặc hóa học. Vậy XLNT bằng phương pháp sinh học hoạt động như thế nào?

Vai trò của phương pháp sinh học XLNT

Hệ thống xử lý nước thải sinh học được thiết kế để phân hủy chất ô nhiễm hòa tan trong nước thông qua cơ chế hoạt động của vi sinh vật. Quá trình phân hủy chất ô nhiễm diễn ra trong điều kiện có oxy (xử lý hiếu khí) hoặc không có oxy (xử lý kỵ khí). Dù lựa chọn hình thức kỵ khí hay hiếu khí đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc tuân thủ quy định về chất lượng xả thải.

VSV liên tục chuyển hóa chất hữu cơ để tổng hợp thành tế bào mới. Vi sinh có trong nước thải sẽ dùng hợp chất hữu cơ cùng nhiều hợp chất khác làm chất dinh dưỡng để phát triển, đồng thời còn tạo ra năng lượng mới. Sản phẩm cuối cùng từ quá trình phân hủy sinh học nhận được bao gồm H2O, CO2, N2,…

Hệ thống XLNT sinh học hoạt động như thế nào?

Nước thải sinh hoạt hay công nghiệp chứa nhiều thành phần ô nhiễm, điều này đòi hỏi cần kết hợp đa dạng phương pháp xử lý khác nhau. Tùy thuộc vào đặc trưng từng loại nước thải, tiêu chuẩn xử lý mà hệ thống XLNT sinh học phải áp dụng một số quy trình nhất định.

Đây cũng là điều cần thiết đảm bảo sự ổn định cũng như tốc độ tăng trưởng của quần thể sinh khối hoạt động tối ưu nhất. Chẳng hạn, cần liên tục theo dõi và điều chỉnh quá trình sục khí để duy trì mức oxy hòa tan cho phép.

Giải pháp này sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để oxy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ và nước thải sẽ được làm sạch. trên bề mặt tế bào vi khuẩn sẽ hấp phụ hoàn toàn chất bẩn hữu cơ ở các dạng hòa tan, keo, không hòa tan. Sau đó chúng được chuyển hóa và phân hủy, quy trình này gồm các giai đoạn:

  • Khuếch tán, chuyển dịch và hấp phụ chất bẩn từ môi trường lên bề mặt tế bào vi khuẩn.
  • Oxy hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp phụ được qua màng tế bào vi khuẩn.
  • Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng.

Năng lượng hình thành thông qua chất oxy hóa phải kể đến cacbon hydrat và một số chất hữu cơ khác. Quá trình này được thực hiện trên bề mặt tế bào vi khuẩn nhờ men ngoại bào permeaza làm chất xúc tác. Song song, chất hữu cơ một phần vận chuyển qua màng tế bào. Tiếp tục oxy hóa giải phóng năng lượng để tổng hợp thành tế bào chất.

Phương pháp xử lý nước thải sinh học

Quy trình xử lý nước thải sinh học

Quy trình XLNT hiếu khí

  • Xử lý hiếu khí xảy ra trong điều kiện cần oxy để VSV loại bỏ chất hữu cơ, hiệu quả trong việc giảm BOD, COD đến mức thấp nhất.
  • Tích hợp từ nhiều quá trình như bùn hoạt tính, lọc nhỏ giọt, MBR, MBBR, SBR,… được sử dụng rộng rãi đối với nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Các giai đoạn xử lý chính gồm quá trình oxy hóa chất hữu cơ, tổng hợp tế bào và phân hủy nội bào.
  • Các loại vi khuẩn hiếu khí hoặc vi khuẩn tùy tiện sẽ tách oxy trong liên kết nitrat, nitrit hoặc sunphat để oxy hóa chất hữu cơ. Sản phẩm tạo ra từ quá trình này là các chất mang tính khử như H2S, NO2 hoặc N2.
  • Quá trình xử lý xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Nhưng tốc độ và hiệu quả xử lý cao lại nghiêng về công trình nhân tạo vì tối ưu hóa quá trình oxy hóa sinh học bao gồm VSV sinh trưởng lơ lửng và dạng dính bám.

Quy trình XLNT kỵ khí

  • Xử lý kỵ khí diễn ra mà không cần oxy nhưng vi khuẩn vẫn có khả năng phân hủy chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải.
  • Các quy trình XLNT kỵ khí được phân thành:

+ Thủy phân

+ Lên men

+ Acid hóa

+ Methane hóa

  • Quá trình oxy hóa – khử đã giải phóng năng lượng, hình thành các sản phẩm mới là CH4, H2S, axit hữu cơ.
  • Một số phương pháp xử lý kỵ khí phổ biến như VSV sinh trưởng lơ lửng (bể UASB) và VSV sinh trưởng dạng dính bám (lọc kỵ khí).

Phương pháp sinh học xử lý nước thải đã quá quen thuộc và được ưa chuộng vì đây là kỹ thuật kinh tế, phù hợp cho nhiều loại nước thải khác nhau. Công nghệ sinh học trở thành giải pháp thỏa đáng, mang tính cạnh tranh cao, đơn giản và chi phí thấp nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Nếu bạn cần Công ty môi trường Song Giang tư vấn giải pháp xây mới, nâng cấp và cải tạo hệ thống xử lý nước thải đúng kỹ thuật, đúng quy trình thì hãy liên hệ ngay Hotline 0901.795.909 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(11:25 06-06-2023)
Môi Trường Song Giang chuyên cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí thấp, hệ thống ...
(11:46 05-06-2023)
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống làm mềm nước thế nào? Hệ làm mềm nước cứng giúp loại bỏ ...
(10:18 02-06-2023)
Nước giếng khoan được cho là nguồn nước tối ưu nhất để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sản ...
(11:18 01-06-2023)
Song Giang chuyên tư vấn, lắp đặt các hệ thống RO gia đình - công nghiệp với các công suất khác nhau phù hợp với nhu ...
(13:25 12-10-2022)
Song Giang chuyên thiết kế, gia công, lắp đặt hệ thống lọc nước đạt chất lượng cao với chi phí đầu tư thấp. ...
(09:38 20-09-2023)
Theo các nghiên cứu cho thấy, lượng dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt không vượt quá 20 mg/l, với nước thải công ...
Tin tức

Vì sao cần cân bằng độ pH trong nước giếng khoan?

Ngày đăng: 29/03/2024 - 09:23 AM
Độ pH trong nước giếng khoan có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng và cả tuổi thọ của các thiết bị sử dụng ...

5 mẹo chọn mua máy lọc nước cho gia đình

Ngày đăng: 27/03/2024 - 10:21 AM
Máy lọc nước là thiết bị phổ biến hiện nay trong mỗi gia đình, tuy nhiên nếu chọn mua không đúng loại phù hợp với gia đình rất ...

6 lợi ích của than hoạt tính khi lọc nước giếng khoan

Ngày đăng: 26/03/2024 - 09:29 AM
Than hoạt tính là loại vật liệu lọc có nguồn gốc tự nhiên, điển hình như than củi. Loại vật liệu này có khả năng hút, loại bỏ ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909