Thẩm định lập báo cáo ĐTM
Song Giang chuyên tư vấn lập báo cáo ĐTM với chi phí trọn gói từ giai đoạn khảo sát dự án đến đánh giá hiện trạng, xác định nguồn thải tác động cho đến tham vấn, thẩm định từ cơ quan có thẩm quyền.
Thẩm định báo cáo ĐTM là một trong những bước quan trọng để hồ sơ được cơ quan Nhà nước xem xét và phê duyệt theo đúng thời gian quy định. Vậy nội dung, thời hạn và cơ quan thẩm định có quy định như thế nào đối với loại hồ sơ môi trường này?
Hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 của Luật BVMT thì hồ sơ thẩm định bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định
- Báo cáo ĐTM theo quy định
- Báo cáo nghiên cứu khả thi
Nội dung thẩm định báo cáo ĐTM
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 34 của Luật BVMT 2020:
- Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định mới về BVMT.
- Đánh giá sự phù hợp của phương pháp lập ĐTM hoặc nhiều phương pháp khác.
- Đánh giá kết quả nhận dạng dự báo tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường, sự cố môi trường.
- Đánh giá tính khả thi công trình, biện pháp BVMT, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học, phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường.
- Đánh giá chương trình kiểm soát, giám sát môi trường, tính đầy đủ, khả thi với cam kết BVMT.
Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM
Căn cứ theo khoản 4 Điều 34 của Luật BVMT thì thời hạn để lập đánh giá tác động môi trường:
- Đối với dự án đầu tư nhóm I khi lập ĐTM có thời hạn thẩm định không quá 45 ngày.
- Đối với một số dự án đầu tư nhóm I khi lập ĐTM có thời hạn thẩm định không quá 30 ngày.
Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM
Căn cứ theo Điều 35 của Luật BVMT thì các cơ quan dưới đây có trách nhiệm thẩm định hồ sơ:
- Bộ TNMT thẩm định báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư nhóm I, dự án đầu tư nhóm II (nằm trên địa bàn 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh, nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, dự án khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm thuộc cấp Bộ).
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm thẩm định cho dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định với dự án nằm trên địa bàn (không thuộc các trường hợp trên).
Chủ dự án có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 37 của Luật BVMT 2020 thì chủ dự án có trách nhiệm:
- Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung trong báo cáo ĐTM.
- Phải điều chỉnh, bổ sung nội dung về dự án đầu tư phù hợp với nội dung, yêu cầu BVMT.
- Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức cho dự án đầu tư không cần phải cấp GPMT.
- Trường hợp thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM thì chủ dự án cần:
+ Khi dự án có thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất làm tăng tác động xấu thì cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.
+ Khi dự án có thay đổi về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả thải trực tiếp vào nguồn nước thì cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp GPMT đối với trường hợp phải có GPMT.
+ Khi dự án có những thay đổi khác thì chủ dự án phải tự đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thay đổi này.
Song Giang JSC nắm rõ những quy định liên quan đến lập ĐTM cũng như các quy trình, thủ tục thẩm định hồ sơ một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Nếu Quý KH cần tư vấn và hướng dẫn thêm dịch vụ, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 0901.795.909.