Vận hành thử nghiệm theo GPMT
Vận hành thử nghiệm là một trong những thủ tục mà các dự án có công trình xử lý chất thải bắt buộc phải thực hiện theo quy định của Luật BVMT 2020. Vậy trường hợp nào phải lập hồ sơ môi trường này? Các quy định khác như thế nào? Cùng Song Giang JSC tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
Đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình BVMT
Sau khi được cấp giấy phép môi trường thì các công trình BVMT phải được vận hành theo đúng quy định. Căn cứ theo Điều 46 của Luật BVMT 2020 có quy định về các trường hợp dưới đây:
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, CTR và CTNH.
- Công trình thu gom, lưu giữ CTR thông thường, CTR y tế, CTNH đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển.
Chủ dự án có công trình xử lý CTNH sau khi có GPMT phải tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý đồng thời với quá trình vận hành toàn bộ dự án đầu tư, theo từng phân kỳ hoặc cho từng hạng mục công trình.
Với dự án thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất thì trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày thì chủ dự án đầu tư gửi báo cáo kết quả vận hành đến cơ quan có thẩm quyền.
Đối tượng không cần vận hành thử nghiệm
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định các công trình không cần vận hành thử nghiệm gồm:
- Hồ lắng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Hồ sự cố của hệ thống XLNT
- Hệ thống thoát bụi, khí thải với dự án không yêu cầu lắp đặt như hệ thống kiểm soát lò hơi dùng gas, dầu DO, hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng.
- Công trình XLNT tại chỗ (bể tự hoại, bể tách mỡ hoặc thiết bị hợp khối).
- Hệ thống xử lý nước làm mát có dùng cl hoặc hóa chất khử trùng.
- Công trình xử lý chất thải từ dự án có điều chỉnh GPMT.
- Hệ thống, công trình xử lý chất thải trong trường hợp đề nghị cấp lại GPMT nhưng không có thay đổi so với nội dung giấy phép thành phần hoặc GPMT đã cấp.
Quy định chi tiết vận hành thử nghiệm công trình xử lý
Điều kiện vận hành thử nghiệm
- Đối với dự án đầu tư không cần lập ĐTM nhưng phải có GPMT thì phải:
+ Xây dựng công trình xử lý chất thải theo GPMT, lập hồ sơ hoàn công, quy trình vận hành đảm bảo các tiêu chí BVMT
+ Lắp đặt đầy đủ thiết bị quan trắc chất thải tự động.
- Đối với dự án thuộc đối tượng phải lập ĐTM và có GPMT:
+ Thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành toàn bộ dự án, từng phân kỳ hoặc cho hạng mục công trình theo GPMT đã cấp.
+ Thông báo đến cơ quan cấp GPMT khi dự án thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm.
Thời gian vận hành thử nghiệm
- Với dự án có công suất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Cột 3 Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP) thì thời gian vận hành từ 3 – 6 tháng.
- Với các dự án khác thì chủ dự án quyết định thời gian vận hành nhưng không quá 6 tháng (phải đảm bảo hiệu quả công trình).
- Với dự án phải gia hạn thời gian vận hành thì chủ dự án cần thông báo và nêu rõ lý do, thời gian gia hạn không quá 6 tháng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Phải phối hợp cùng cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh nơi triển khai dự án để kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm.
- Phải tự thực hiện quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình theo hướng dẫn, tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Phải chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung về kế hoạch vận hành thử nghiệm.
- Phải có sổ nhật ký vận hành (ghi chép đầy đủ nội dung thông tin về công trình xử lý chất thải, khối lượng CTNH, phế liệu từng hệ thống).
Việc vận hành thử nghiệm theo quy định mới khiến nhiều cơ sở, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Song Giang qua Hotline 0901.795.909.