Xử lý nước cấp tháp giải nhiệt
Xử lý nước cấp tháp giải nhiệt quan trọng nhất phải ưu tiên quy trình lọc cặn, giảm tác nhân như VSV, rong rêu, cặn bẩn làm ảnh hưởng đến hiệu suất, giảm tuổi thọ thiết bị.
Và Công ty dịch vụ môi trường Song Giang sẽ giúp bạn đưa ra phương án công nghệ phù hợp dựa vào loại tháp giải nhiệt, chất lượng nước đầu vào hay tiêu chuẩn nước sau xử lý.
Tháp giải nhiệt là gì?
Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tháp giải nhiệt trở thành thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong nhiều hệ thống để giảm nhiệt độ trong các thiết bị sản xuất công nghiệp (như chế biến thủy sản, dược phẩm, điện lạnh, luyện kim,...), hệ thống điều hòa không khí.
Một trong những điều kiện quan trọng để vận hành hệ thống tháp giải nhiệt là chất lượng nước cấp đầu vào. Và cơ chế hoạt động dựa trên quá trình bay hơi của nước vào không khí để giảm nhiệt độ. Vì vậy mà việc làm sạch nước rất quan trọng để tăng hiệu suất xử lý của tháp.
Mục tiêu xử lý nước tháp giải nhiệt
Nước cấp đầu vào của tháp giải nhiệt thường chưa qua bất kỳ quy trình xử lý nào nên chứa nhiều thành phần tạp chất trong nước. Điều này thường sẽ khiến cho tháp giải nhiệt vận hành không hiệu quả, không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, xử lý nước cho tháp giải nhiệt phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Lọc sạch cặn bẩn, chất ô nhiễm, cặn lơ lửng
- Làm mềm nước
- Loại bỏ độ cứng, cân bằng pH, độ dẫn điện thấp
- Đảm bảo nước sau xử lý đạt chuẩn
- Khử khí, khử vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút
Hệ thống xử lý nước cấp giải nhiệt
Nhiều tháp giải nhiệt hoạt động lâu năm nên hình thành cặn bẩn, tích tụ nhiều vi sinh vật khiến hệ thống bị ăn mòn, giảm tuổi thọ cũng như không đảm bảo về hiệu quả làm việc. Và nhu cầu thiết kế các hệ thống lọc nước cho tháp giải nhiệt ngày càng quan trọng và cần thiết.
Cấu tạo cơ bản của một hệ thống giải nhiệt phải kể đến như:
- Bộ lọc
- Thiết bị làm mềm nước
- Hóa chất
- Thiết bị giám sát tự động
Tổng hợp phương pháp xử lý nước cấp tháp giải nhiệt
Phương pháp vật lý
- Chủ yếu ứng dụng bộ lọc nước bằng cách dùng vật liệu để lọc cặn bẩn, chất lơ lửng giữ lại trên bề mặt.
- Tùy thuộc vào nguồn nước thô cần xử lý mà sử dụng các bộ lọc nước tối ưu về hiệu quả và chi phí.
- Xả đáy bằng tay hoặc tự động bằng timer.
Giải pháp sử dụng hóa chất
- Thường sử dụng nhiều loại hóa chất chuyên dụng làm sạch cặn bẩn với thao tác thực hiện đơn giản, hiệu quả cao.
- Các nguyên tắc xử lý phải đảm bảo:
+ Hóa chất sử dụng phải đảm bảo về mặt chất lượng, không gây ra phản ứng làm ăn mòn thiết bị, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
+ Hóa chất sử dụng phải được cân nhắc về liều lượng, chẳng hạn với nước nhiễm mặn cần dùng ZnSO4 để làm sạch nước.
+ Cần tuân thủ an toàn lao động, sử dụng theo hướng dẫn của người có chuyên môn và theo dõi thường xuyên về tính hiệu quả của từng loại hóa chất.
+ Đồng thời để giảm hiện tượng đóng cặn, cần điều chỉnh pH bằng cách sử dụng hóa chất H2SO4 hoặc HCl để cân bằng nồng độ pH trong nước hiệu quả hơn.
- Một số loại hóa chất phải kể đến:
+ GenGard GN8220: chứa polyme khuếch tán với tác dụng ức chế quá trình đóng cặn, ngăn chặn ăn mòn.
+ Spectrus NX1100: ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, rong rêu, tiêu diệt vi sinh tốt.
+ BSG 100: ức chế vi khuẩn tạo thành mảng nhầy trong hệ thống làm mát.
Phương pháp làm mềm nước
- Đây là kỹ thuật được ứng dụng phổ biến để thay thế ion Mg2+, Ca2+ trong nước bằng các ion Na+ để giảm độ cứng.
- Để nâng cao chất lượng nước sau xử lý thường kết hợp thiết bị làm mềm cùng các bộ lọc nước.
- Khi các hạt nhựa bị bám bẩn bởi độ cứng quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả xử lý nên cần tái sinh hạt nhựa bằng dung dịch NaCl.
Trên đây là một số cách xử lý nước cho tháp giải nhiệt phổ biến nhất mà bạn nên biết. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp các vấn đề về các hệ thống làm mềm nước, lọc nước giếng thì hãy liên hệ trực tiếp với Song Giang qua Hotline 0901.795.909.