Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Công ty môi trường Song Giang hỗ trợ và tiếp nhận dự án xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng giải pháp hiện đại, công nghệ tiên tiến, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Với tiêu chí đặt chất lượng, sự tận tâm và chuyên nghiệp lên hàng đầu, chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống xử lý chặt chẽ, tối ưu nhất.
Tìm hiểu tổng quan nước thải chế biến thủy sản
Nguồn gốc phát sinh
- Nước thải sản xuất từ chế biến, rửa thiết bị, máy móc
- Nước thải sinh hoạt từ nấu ăn, vệ sinh
Thành phần và tác hại
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học như cacbohydrat, protein, chất béo làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ra mùi hôi khó chịu dẫn đến ô nhiễm không khí.
- Chất rắn lơ lửng khiến nước bị đục, ngăn cản ánh sáng mặt trời làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thủy sinh dưới nước.
- Chất dinh dưỡng (nito, photpho) là nguyên nhân khiến nguồn nước bị phú dưỡng, thúc đẩy tảo, nấm phát triển dẫn đến giảm oxy hòa tan trong nước.
- Vi sinh vật, vi khuẩn, mầm bệnh làm lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Tỷ lệ amoni lớn rất có hại đối với môi trường sống của nhiều loài thủy sinh trong nước.
Quy trình hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản
Để nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT đòi hỏi phải trải qua nhiều quy trình xử lý nước thải khác nhau kết hợp cùng với công nghệ phù hợp để đảm bảo nước được làm sạch triệt để. Với kinh nghiệm nhiều năm qua, Song Giang sẽ phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nước trước khi đưa ra quy trình công nghệ tối ưu nhất.
Hệ thống kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí
- Nước thải đầu vào sẽ được làm sạch mảnh vụn, nội tạng, rác thải thông qua song chắn rác.
- Với đặc thù nước chế biến nên bể tách mỡ có nhiệm vụ tách và loại bỏ mỡ, cặn bẩn để không làm ảnh hưởng đến bể xử lý sinh học phía sau.
- Để nâng cao hiệu quả xử lý, lắp đặt thêm bể tuyển nổi để cặn bẩn được lọc sạch thông qua nguyên tắc sục khí tạo bọt khí li ti mang theo cặn lơ lửng nổi lên trên.
- Nước thải tiếp tục được điều hòa và ổn định lưu lượng tại bể điều hòa.
- Tiếp theo, cụm bể xử lý sinh học thực hiện các quá trình xử lý chính:
+ Bể kỵ khí: Vi khuẩn kỵ khí trong môi trường không có oxy sẽ tiến hành chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ, ít độc hại và tạo ra khí sinh học (CH4).
+ Bể thiếu khí: trải qua quá trình nitrat hóa, khử nito để loại bỏ chất dinh dưỡng (N, P) ra khỏi nước.
+ Bể hiếu khí: vận hành trong điều kiện sục khí liên tục để VSV tiếp nhận oxy hòa tan để sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ và chuyển hóa chất hữu cơ thành chất đơn giản hơn.
- Sau khi xử lý sinh học, bể lắng thứ cấp sẽ lắng cặn và tách bông bùn sinh học trước khi đi qua bể khử trùng dùng hóa chất có tác dụng khử vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh.
Hệ thống MBR
- Nước thải đầu vào cũng được loại bỏ hết tạp chất bằng song/lưới chắn rác lắp đặt tại hố thu gom.
- Dầu mỡ được tách bỏ tại bể tách mỡ.
- Tiếp tục, nước thải dẫn đến bể điều hòa có bố trí máy thổi khí với mục đích tránh lắng cặn và ổn định, điều hòa lưu lượng nước.
- Tại bể xử lý kỵ khí, vi khuẩn trực tiếp chuyển hóa và loại bỏ chất hữu cơ mà không cần dùng oxy. Còn bể thiếu khí thực hiện khử nitrat, amoni trong nước.
- Tại bể sinh học MBR, màng sinh học là sự kết hợp giữa phương pháp vật lý và sinh học cho phép lọc sạch nước thải, giữ lại chất ô nhiễm trên bề mặt. Điều kiện tối ưu nhất của bể phải sục khí liên tục để vsv hiếu khí sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Vì áp dụng bể MBR nên chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí vì không cần lắp đặt bể lắng, nên nước sau khi xử lý sinh học sẽ được khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Bạn muốn ổn định hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản thì nên lựa chọn công ty xử lý nước thải để đưa ra giải pháp công nghệ uy tín, tiết kiệm chi phí. Với lợi thế sở hữu đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, Song Giang sẽ giúp bạn thiết kế, lắp đặt hay cải tạo HTXLNT đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0901.795.909 để được hỗ trợ nhanh nhất!