Xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Các hoạt động bên trong phòng thí nghiệm khá phức tạp, một trong những vấn đề thường gặp là nước thải không phù hợp để xả thải và phải được xử lý theo quy định của nước thải y tế.
Khó có thể phủ nhận tính chất độc hại của nguồn thải này. Vì vậy, Song Giang JSC đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả nhiều công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm được thu gom và xử lý trong quy trình khép kín.
Tổng quan nước thải phòng thí nghiệm
Nguồn gốc:
- Nước thải từ phòng thí nghiệm
- Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ, thiết bị máy móc
- Nước thải của nhân viên từ quá trình sinh hoạt
Tính chất:
- Chất vô cơ như PO43-, NO3-, NO2-, photpho, clo, metanol, butanol, benzen, toluen,..
- Chất hữu cơ, cặn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh.
- Chất độc hại không phân hủy như kim loại nặng, chất hữu cơ bền (POPs).
- Chất gốc kháng sinh như amoxicilli & ampicillin, hợp chất vòng b-lactam,...
Vai trò của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Lắp đặt và thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải dựa vào nhu cầu của chủ đầu tư, được tính toán lưu lượng, đánh giá tính chất nước thải cần xử lý trước khi lựa chọn phương pháp phù hợp. Một hệ thống XLNT hoàn chỉnh sẽ giúp:
- Xử lý triệt để nước thải phát sinh từ nhiều nguồn.
- Công nghệ ứng dụng tối ưu, nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
- Phòng thí nghiệm hoạt động theo đúng quy định, xử lý đầy đủ nước thải ô nhiễm trước khi thải vào cống thoát nước hoặc tái sử dụng bằng quy trình đặc biệt.
Quy trình chuẩn xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Nước thải từ nhiều nguồn dẫn đến bể thu gom, sau đó được điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải để tránh việc quá tải vào thời gian cao điểm. Các quy trình sơ cấp đóng vai trò quan trọng vì giúp duy trì tính ổn định, cân bằng dòng chảy và đảm bảo các công trình xử lý phía sau đảm bảo.
Việc ứng dụng giải pháp này thường đi kèm với các quy trình như xử lý hóa lý – keo tụ tạo bông – lắng – hấp phụ - phản ứng perozone (O3 và H2O2). Hợp chất có tính oxy hóa mạnh với khả năng khử > 90% COD, BOD, SS và 95% coliform.
Cụm bể xử lý sinh học có tác dụng hấp thụ và chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành bông bùn sinh học chứa nhiều VSV thiếu khí – hiếu khí để xử lý chất dinh dưỡng, giảm nồng độ nito, photpho. Điều kiện quan trọng nhất để vận hành bể sinh học phải bố trí máy sục khí hoạt động liên tục vừa xáo trộn nước thải vừa cung cấp oxy hòa tan để vi khuẩn hiếu khí sinh trưởng và phát triển.
Bể lắng sinh học thứ cấp lắp đặt sau giai đoạn sinh học để loại bỏ và lắng cặn bông bùn sinh học, chất rắn lơ lửng thành bùn thải. Phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí – thiếu khí để duy trì mật độ sinh khối ổn định hơn. Hoặc để tiết kiệm chi phí có thể ứng dụng giải pháp công nghệ lọc MBR với lỗ lọc nhỏ có tác dụng khử vi sinh vật, vi khuẩn, tạp chất, cặn bẩn trên bề mặt.
Đối với nhu cầu cần tái sử dụng nước sau xử lý thường đi qua giai đoạn khử trùng để loại bỏ hết thành phần, vi khuẩn, mầm bệnh còn sót lại. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT theo quy định nước thải y tế.
Công ty xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Hầu hết, nước thải từ phòng thí nghiệm không lớn, thường < 5 m3/ngày vì vậy chúng tôi thường lựa chọn phương án lắp đặt modun xử lý nước thải tiện dụng, gọn nhẹ và linh hoạt. Mặc dù quy mô không quá lớn nhưng công nghệ xử lý luôn đảm bảo, nước đạt chuẩn cũng như hệ thống nhỏ gọn, không quá cồng kềnh, tận dụng tối đa không gian sử dụng cho các nhu cầu khác.
Lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải tại Song Giang sẽ:
- Áp dụng quy trình dễ vận hành, dễ bảo trì, dễ mở rộng
- Áp dụng phương pháp tối ưu cho hiệu quả xử lý cao
- Áp dụng thiết bị, máy móc đơn giản, ít tốn kém chi phí
- Áp dụng phương án thiết kế, thi công, lắp đặt tiết kiệm
Mặc dù lưu lượng thấp nhưng bản chất của nước thải phòng thí nghiệm khá phức tạp, khó xử lý nên cần lựa chọn các giải pháp mang lại lợi ích kinh tế và môi trường.
Quý Khách hàng muốn tìm kiếm công ty lắp đặt và cải tạo hệ thống XLNT uy tín với hiệu suất vượt trội thì hãy liên hệ ngay với Song Giang JSC qua Hotline 0901.795.909.