Xử lý nước thải sản xuất giấy
Công ty môi trường Song Giang đang là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý nước thải giấy từ giai đoạn thiết kế, lắp đặt cho đến dịch vụ vận hành, bảo trì, sửa chữa trọn gói, chi phí thấp.
Giấy – sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, chúng xuất hiện khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và một trong những xu hướng của thế kỷ 21 là chuyển sang dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường thì nhu cầu sử dụng giấy không ngừng tăng. Nhưng, việc này lại thúc đẩy nhiều cơ sở, nhà máy sản xuất tăng công suất và đồng nghĩa với việc lượng nước thải phát sinh cũng cao hơn.
Nước thải sản xuất giấy phát sinh từ giai đoạn nào?
Tại nhiều cơ sở, nhà máy hay xưởng sản xuất giấy thường yêu cầu đủ nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm đáp ứng quá trình sản xuất đạt công suất. Một số nguyên liệu chính thường dùng sản xuất giấy phải kể đến như gỗ, tre, rơm, bã mía hoặc giấy đã qua sử dụng. Tùy thuộc vào quy mô, công suất cũng như yêu cầu sản xuất mà trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để cho ra thành phẩm cuối cùng.
Từ công đoạn nấu và rửa
- Chứa nhiều chất hữu cơ như lignin hòa tan sau phân hủy hình thành axit hữu cơ, hydratcacbon.
- Chứa nhiều chất vô cơ như hóa chất.
- Chứa dịch đen với 70% thành phần hữu cơ và 30% thành phần vô cơ.
Từ công đoạn tẩy trắng
- Chứa nhiều chất hữu cơ, lignin hòa tan và các chất độc hại khác.
- Hàm lượng BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu thường rất cao.
Từ công đoạn nghiền bột giấy
- Chứa nhiều xơ sợi mịn, bột giấy dạng lơ lửng.
- Chứa nhiều chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
Từ công đoạn rửa thiết bị, rửa sàn
- Chứa nhiều tạp chất kích thước lớn, chất lơ lửng.
Xử lý nước thải ngành giấy bằng quy trình công nghệ nào?
Nước thải đầu vào sẽ được tách bỏ rác kích thước lớn trước khi đi đến các công trình xử lý phía sau. Tại bể điều hòa, nước sẽ được ổn định về lưu lượng và nồng độ với sự hỗ trợ từ thiết bị thổi khí có tác dụng xáo trộn nguồn nước tránh lắng cặn.
Đối với ngành sản xuất giấy, nước thải thường chứa chất lơ lửng, cặn bẩn lớn nên cần sử dụng phương pháp keo tụ - tạo bông. Tại bể keo tụ, hóa chất PAC hoặc NaOH/H2SO4 được sử dụng nhằm liên kết các hạt cặn bẩn. Tiếp đến dùng polyme trong bể tạo bông để tạo thành nhiều bông cặn lớn và dễ lắng hơn.
Đối với chất rắn lơ lửng khó lắng hoặc bông cặn sẽ được loại bỏ bằng bể lắng sơ cấp. Hoặc phương pháp khác thay cho bể lắng truyền thống là sử dụng bể tuyển nổi không khí hòa tan hoạt động với nguyên tắc tạo ra bọt khí mịn siêu nhỏ. Chúng sẽ kết hợp cùng bông cặn nổi lên mặt nước vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước.
Nước thải giấy thường chứa nhiều xút và chất tẩy rửa nên không đảm bảo pH trong nước được cân bằng. Để không làm thay đổi giá trị pH cùng với việc ổn định các cụm bể xử lý sinh học phía sau nên nước thải được kiểm soát pH bằng bể trung hòa.
Tiếp theo, nước thải đi qua bể UASB chứa vi khuẩn kỵ khí sinh trưởng mà không cần oxy nên giai đoạn này không tốn quá nhiều năng lượng. Xử lý kỵ khí có tác dụng loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng thông qua các quá trình như oxy hóa, nitrat hóa, khử nitrat.
Bể sinh học hiếu khí chịu trách nhiệm hấp thụ và chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành chất đơn giản hơn như CO2, H2O,... Tại đây, vi sinh hiếu khí phát triển trong điều kiện môi trường cung cấp oxy liên tục nên giai đoạn này tốn khá nhiều năng lượng vì phải vận hành thường xuyên máy sục khí bên trong của hệ thống.
Bể lắng sinh học thứ cấp hoạt động dưới tác dụng của trọng lực để lắng và tách bỏ bông bùn sinh học trước khi được khử trùng tiêu diệt hết vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút tại bể khử trùng. Phần nước sau xử lý đạt chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT.
Trên đây là quy trình công nghệ XLNT cơ bản áp dụng đối với nước thải ngành giấy. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều giải pháp khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Song Giang qua Hotline 0901.795.909.