Xử lý nước thải xi mạ
Xử lý nước thải xi mạ phụ thuộc nhiều vào đặc tính và lưu lượng cũng như nồng độ các chất nhiễm Vậy nước thải xi mạ chứa thành phần nào? Các phương pháp nào được sử dụng phổ biến?
Vì sao nước thải xi mạ lại ô nhiễm?
Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, xi mạ về cơ bản là đưa kim loại lên bề mặt vật liệu để chống lại sự ăn mòn. Trong khi đó, các quá trình tẩy rửa, làm sạch bề mặt, mạ, rửa nên tạo ra nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng (Cu, Zn, Ni, Fe, Cr,...), COD, xyanua, nitrat, sunfat lớn, độ màu cao và pH thấp.
Nước thải xi mạ được phân thành các dòng điển hình như:
- Nước thải chứa Crom
- Nước thải chứa Xyanua
- Nước thải chứa Niken
- Nước thải chứa Amoni
- Nước thải chứa đồng
Tác hại do nước thải xi mạ gây ra:
- Gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, độc hại và có tính ăn mòn.
- Tiếp xúc với nước chứa kim loại khiến con người mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm.
- Tác động đến chất lượng nước mặt và nước ngầm cùng hệ sinh thái tự nhiên.
Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp nào?
Phương pháp kết tủa
Kết tủa là phương pháp xử lý nước thải sử dụng hóa chất để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải, chúng sẽ chuyển thành dạng không hòa tan thông qua phản ứng thành kết tủa. Hiệu quả của quá trình này thường phụ thuộc vào loại, nồng độ kim loại, chất kết tủa, pH, nhiệt độ và thành phần nước thải.
Các kim loại được kết tủa dưới dạng hydroxit, cacbonat hoặc sunfua không hòa tan và được loại bỏ bằng cách lắng, lọc.
- Đối với crom: kết tủa thường dùng vôi, NaOH, Na2CO3,... ở pH từ 7.5 – 10.2.
- Đối với arsenic hay cadmium ở nồng độ thấp dễ xử lý khi kết tủa với phèn nhôm, phèn sắt.
- Đối với Cr6+ được khử thành Cr3+ và sau đó kết tủa với vôi hoặc NaOH. Việc khử Cr6+ thường dùng FeSO4, sodium meta bisulfit hoặc sunfua dioxide. Đồng thời, Fe2+ sẽ chuyển thành Fe3+ ở pH < 3.
Hệ thống kết tủa là quá trình xử lý đơn giản, hiệu quả cao trong việc khử kim loại nặng ra khỏi nước nhưng chúng lại khá nhạy cảm với nồng độ pH. Điều kiện quan trọng cần thiết kế bể lắng, lọc phía sau để loại bỏ kết tủa kim loại.
Phương pháp trao đổi ion
Cơ chế trao đổi ion hoạt động dựa trên nguyên tắc trao đổi thuận nghịch thay thế ion kim loại bằng ion vô hại, thân thiện với môi trường. Với nước thải xi mạ, phương pháp này tập trung thu hồi crom trong nước thải (tồn tại dưới dạng axit cromic).
Nước thải xi mạ dẫn qua cột trao đổi cation để tiến hành khử ion kim loại như Cr3+, Fe2+,... và tiếp tục đi qua cột trao đổi anion để thu hồi cromat tạo ra nước khử khoáng. Các vật liệu trao đổi cation và anion sau đó phải được hoàn nguyên bằng dung dịch NaOH.
Phương pháp hấp phụ
Nguyên tắc của quá trình hấp phụ là sự di chuyển chất ô nhiễm đến bề mặt chất hấp phụ. Than hoạt tính là chất hấp phụ được tin dùng vì khả năng xử lý cao đối với nhiều thành phần kim loại khác nhau. Phân loại hình thức hấp phụ:
- Hấp phụ vật lý: diễn ra thông qua lực Vander Walls.
- Hấp phụ hóa học: dựa vào chất hóa học tạo ra phản ứng giữa chất hấp phụ và kim loại cần xử lý.
Cơ chế hấp phụ thường được xác định bởi đặc tính hóa lý chất hấp phụ, nhiệt độ, pH, thời gian và nồng độ ion kim loại. Đây là kỹ thuật được đánh giá cao và thích hợp ứng dụng với nước thải xi mạ. Thiết kế hệ thống đơn giản, dễ điều chỉnh, tỷ lệ loại bỏ cao và dễ tái tạo, tái sử dụng chất hấp phụ hơn.
Các nguồn thải chứa nhiều kim loại, chẳng hạn như nước thải xi mạ đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao, tiên tiến để loại bỏ hết thành phần phức tạp. Nếu như bạn không có kinh nghiệm xử lý thì hãy liên hệ trực tiếp với Công ty môi trường Song Giang qua Hotline 0901.795.909 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.