Quy trình cơ học và hóa lý xử lý nước cấp
Công ty môi trường Song Giang chuyên tư vấn công nghệ xử lý nước cấp ở nhiều quy mô, công suất cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau từ nước cấp sinh hoạt đơn giản cho đến nước siêu tinh khiết phức tạp.
Vậy bạn đã nắm rõ các phương pháp xử lý cơ bản chưa? Các công trình xử lý chính gồm hạng mục, thiết bị nào? Những thông tin dưới đây sẽ làm rõ những thắc mắc này!
Vai trò của nước cấp trong sản xuất, sinh hoạt
Đây vốn dĩ là nguồn nước thô được lấy từ nước mặt (sông hồ, kênh rạch), nước ngầm, nước máy sau khi trải qua các công nghệ xử lý hiện đại bằng quy trình chuyên biệt. Nước cấp (nước sạch) đã được loại bỏ hoàn toàn các thành phần, tạp chất, cặn bẩn cùng nhiều chất ô nhiễm khác đạt đến mức cho phép.
Nước cấp sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn sử dụng và chứa tại hệ thống tập trung trước khi cung cấp cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống và sản xuất công nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chất lượng nước cấp theo yêu cầu
- Đối với nước sinh hoạt: phải đạt chỉ tiêu hóa lý và vi trùng như độ cứng, màu, pH, nitrat, amoniac, sunfua, kim loại nặng, mùi vị,…
- Đối với nước sản xuất: chất lượng nước tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng như ngành chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử, giấy hay lò hơi công nghiệp,…
Quy trình cơ học và hóa lý xử lý nước cấp
Phương pháp xử lý cơ học
Hồ chứa và lắng sơ bộ
- Thực hiện các chức năng tự làm sạch, giảm cặn lắng, vi trùng, điều hòa dòng chảy và lưu lượng từ máy bơm.
Song/lưới chắn rác
- Lắp đặt ở giai đoạn xử lý sơ cấp để loại bỏ chất rắn, vật chất trôi nổi kích thước lớn hoặc một phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
- Mục đích xử lý của công trình là giảm tắc nghẽn, đảm bảo các giai đoạn xử lý phía sau thuận lợi và tránh ảnh hưởng đến thiết bị, máy móc bên trong.
Bể lắng cát
- Loại bỏ các hạt cặn kích thước nhỏ (> 0,2mm), tỷ trọng lớn hơn nước và có khả năng lắng nhanh.
- Thiết kế bể đúng kỹ thuật sẽ giúp ngăn chặn việc ăn mòn cơ học, giảm lượng cặn trong bể keo tụ - tạo bông.
Bể lắng
- Làm sạch nước trước khi đưa qua bể lọc.
- Phân loại: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng mỏng, bể lắng trong.
Bể lọc
- Thường dùng để lọc cặn bẩn thông qua lớp vật liệu lọc nước trên bề mặt. Sau thời gian làm việc, lớp vật liệu bám bẩn ngày càng dày phải cần định kỳ vệ sinh làm sạch, rửa bể lọc.
- Thiết bị lọc được phân loại theo đặc tính, chiều dày và áp suất. Dựa theo lớp hạt được phân thành thiết bị lọc chậm, lọc nhanh, lọc hở hoặc lọc kín.
Phương pháp xử lý hóa lý
Làm thoáng
- Chủ yếu hòa tan oxy từ không khí trong nước, thủy phân sắt, mangan; khử CO2, O2; tăng pH.
- Thực hiện oxy hóa chất hữu cơ tăng hiệu quả khử mùi trong nước.
- Nguyên tắc xử lý thông qua hình thức đưa nước vào không khí, đưa không khí vào nước và hỗn hợp hai phương pháp trên.
Keo tụ - tạo bông
- Dùng hóa chất keo tụ để loại bỏ hạt keo mịn với kích thước từ 0,1 – 10mm thường không thể lắng, khó tách dưới tác dụng của lực hút VandefWaals, chuyển động Brown thông qua lực hút tĩnh điện.
- Các chất keo tụ thường dùng gồm muối sắt (Fe2(SO4)3), muối nhôm (Al2(SO4)3) và phổ biến nhất dùng PAC.
Khử trùng nước
- Dùng Clo: khi tiếp xúc với nước thành HOCl (axit hypoclorit) trở thành chất tiệt trùng mạnh để phá vỡ tế vào VSV.
- Dùng ozone: có tính oxy hóa mạnh nên khả năng khử trùng cao hơn nhiều so với dùng clo. Ưu điểm của O3 là không gây mùi trong nước, thời gian xử lý ngắn hơn.
Để xử lý nước cấp còn rất nhiều phương pháp xử lý khác với nhiều ưu điểm hơn như công nghệ lọc màng (RO, NF, UF, MF).
Với kinh nghiệm và chuyên môn am hiểu nhu cầu xử lý tốt hơn, Công ty môi trường Song Giang sẽ giúp Quý Khách hàng thiết kế hệ thống lọc nước RO hay các hệ lọc nước giếng, hệ làm mềm,... toàn diện nhất. Cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0901.795.909.