03 loại bể lắng xử lý nước thải phổ biến nhất
Bể lắng được sử dụng rất nhiều trong ngành xử lý nước thải, chính vì thế bể lắng được thiết kế rất đa dạng và có nhiều mẫu mã. Dưới đây là 3 loại bể lắng trong xử lý nước thải được tin dùng nhất hiện nay.
Đôi nét về bể lắng trong xử lý nước thải
Mỗi bể lắng đều có nhiệm vụ lắng những hạt rắn nhỏ có kích thước nhỏ hơn 0,2mm. Như đã nói ở trên, các bể lắng có nhiều loại với các kích thước khác nhau và hiện nay thông dụng nhất là các dòng bể lắng liên tục.
Lượng bùn lắng sẽ được tách ra khỏi nguồn nước thải ngay sau khi lắng, có thể sử dụng các phương pháp thủ công hoặc phương pháp cơ giới hóa. Dưới đây, Công ty môi trường Song Giang giới thiệu đến quý khách hang 3 loại bể lắng: ngang, đứng, theo phương bán kính.
Trong quá trình lắng, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả lắng như: Lưu lượng nước thải, nhiệt độ, thời gian lưu, khối lượng riêng, tải trọng tính theo các loại chất rắn lơ lửng, kích thước bể lắng.
Bể lắng ngang trong ngành xử lý nước thải
Đối với các loại bể lắng ngang có thể xây dựng một bậc hoặc thiết kế thành nhiều bậc: cửa phân dòng vào, vách chắn dòng vào, bộ phận gom váng, vách điều chỉnh dòng ra, vách chắn, băng tải cào bùn, hố chứa bùn, ống dẫn bùn ra.
Bể lắng ngang này có thể được làm từ những vật liệu khác nhau: bê tông, gạch hoặc đất. Tùy thuộc vào kích thước cũng như yêu cầu của khách hang sau quá trình lắng và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Dòng nước thải chảy theo hướng ngang qua loại bể lắng này, với 4 vùng: vùng hoạt động, cũng là vùng quan trọng nhất của bể lắng ngang, vùng lắng đọng là vùng bùn lắng tập trung, vùng trung gian ở đây nước thải và tiếp là vùng bùn lẫn lộn với nhau, sau đó là vùng an toàn.
Bể lắng ngang có chiều sâu từ 1m5 tới 4m, chiều dài gấp 8 đến 12 lần chiều sâu, chiều rộng dài 3 đến 6m. Thông thường bể lắng ngang thường được chia bể thành nhiều vách ngăn khác nhau.
Bể lắng đứng được sử dụng phổ biến ngành xử lý nước thải
Bể lắng đứng thường có thiết kế hình hộp hoặc hình trụ, nhưng lại luôn có đáy là hình chóp. Lượng nước thải được đưa vào bể lắng đứng thông qua ống phân phối ở phần tâm bể với vận tốc < 30mm/s để giảm thiểu xáo trộn các lớp bùn đã lắng ở bên dưới.
Thời gian lưu ở bể từ 45 đến 120 phút. Bùn được thải ra tại đáy nón dưới áp lực thủy tĩnh còn nước trong bể sẽ chảy tràn ra ngoài ở ngay phía trên. Hiệu suất lắng tại bể lắng này thường thấp hơn so với bể lắng ngang khoảng 10-20%.
Bể lắng theo phương bán kính trong XLNT
Loại bể lắng theo phương bán kính vô cùng thông dụng với đường kính từ 16 đến 40m, tùy thuộc vào công suất của toàn hệ thống, có thể lên tới 60m nếu hệ thống này có công suất lớn. Kích thước bể cao từ 1,5m đến 5m tương ứng với đường kính. Tỷ lệ đường kính/chiều cao tương ứng 6 : 30.
Nước thải sau khi chảy vào trong bể theo chiều từ phía tâm ra phía thành bể và nước trong bể chảy tràn qua máng ở trên, sau đó chúng được dẫn ra ngoài để xử lý tiếp. Các cặn lắng xuống dưới sẽ được thu gom tập trung lại và đưa ra ngoài nhờ một hệ thống gạt bùn quay tròn. Với thời gian lưu 90 phút hiệu suất lắng sẽ đạt 60%.
Để nâng hiệu suất lắng tốt nhất, người ta thường cho thêm các hóa chất trợ lắng. Đó là những hóa chất đông tụ hay keo tụ. Không những thế, còn có một phương án khác là giảm độ nhớt nước bằng việc tăng nhiệt độ lên.
3 loại bể lắng trong xử lý nước thải: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng theo phương bán kính, là những loại bể lắng bạn nên cân nhắc trong mảng xử lý nước thải. Nếu cần Công ty môi trường Song Giang tư vấn thêm về các phương pháp này, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!