4 hệ xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải là giải pháp bảo vệ môi trường bền vững mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, quy mô, tài chính mà doanh nghiệp sẽ xây dựng các hệ thống khác nhau.
Cùng moitruongsonggiang.com tham khảo ngay top những hệ thống xử lý nước thải được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Hệ thống xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm tập hợp các thiết bị, công nghệ xử lý được liên kết lại với nhau nhằm giải quyết các vấn đề về chất lượng nguồn nước.
Tùy thuộc vào đặc điểm và thành phần của nước thải mà doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng đó chính là loại bỏ tạp chất ô nhiễm trong nước, khử mùi, loại bỏ sinh vật gây hại và tái sử dụng nguồn nước.
Bên cạnh đó, nó còn giúp cải tạo lại chất lượng nguồn nước từ đó giúp tạo vòng tuần hoàn nước mới, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sống của các loại sinh vật.
Với doanh nghiệp, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp. Tránh được những vấn đề pháp lý. Bên cạnh đó, còn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và cả đối tác.
Những hệ thống xử lý nước thải phổ biến hệ nay
Mỗi hệ thống xử lý có những đặc điểm khác nhau thích hợp với từng tính chất nước thải. Cùng Song Giang tìm hiểu những hệ thống này trong nội dung tiếp theo.
Hệ thống điều lưu xử lý nước thải
Hệ thống điều lưu trong xử lý nước thải chính là quá trình kiểm soát các biến động về đặc tính của nước. Mục đích của quá trình này đó là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quá trình tiếp theo. Mục đích của quá trình này bao gồm:
- Điều chỉnh sự thay đổi của nguồn nước thải theo các giờ trong ngày.
- Kiểm soát nồng độ pH trong nước, giảm các thành phần hữu cơ, vi khuẩn trong bể sinh học.
- Giúp duy trì lưu lượng nước thải ở mức ổn định tránh những tác động của môi trường.
- Giúp lưu trữ các chất độc từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý ở bể sinh học.
Hệ thống trung hòa
Hệ thống này chuyên được sử dụng cho những loại nước thải có độ pH cao và thấp, không thích hợp để xử lý sinh học hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Theo đó, sẽ có nhiều cách để trung hòa nước thải:
- Thực hiện trộn nước thải có độ pH acid với nước thải có độ bazơ để trung hòa.
- Thực hiện trung hòa bằng vôi nếu độ là pH acid. Sau quá trình này sẽ thực hiện xử lý vôi giai đoạn lắng đọng.
- Trung hòa nước thải có độ kiềm bằng các acid mạnh.
Công nghệ keo tụ và tạo bông cặn
Cơ chế hoạt động của hệ thống này đó chính là nhờ quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng với các hạt keo tạo thành những tạp chất có kích thước lớn. Các chất kết tủa này dễ dàng được xử lý thông qua quá trình lọc và lắng cặn.
Trong đó, các chất keo tụ thường được sử dụng trong công nghệ này là muối, sắt, nhôm.
Giải pháp xử lý nước thải bằng kết tủa
Phương pháp này chuyên áp dụng để xử lý kim loại trong nước thải. Để tạo thành phản ứng kết tủa này, người ta sẽ thêm các bazơ vào nước thải, khiến nước đạt tới ngưỡng PH nhất định. Lúc này, các kim loại nặng sẽ kết tủa và được loại bỏ một cách dễ dàng.
Ngoài ra còn công nghệ bể tuyển nổi chuyên xử lý những chất có khả năng nổi trên mặt nước như dầu mỡ, chất rắn lơ lửng,...Bể lắng giúp tách các bông cặn ô nhiễm, bông bùn ra khỏi nước hay hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tài chính và tình hình thực tế mà các đơn vị, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, hệ thống xử lý phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào để xây mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với Song Giang để được giải đáp nhanh chóng nhất.