Bể lắng sinh học trong xử lý nước thải
Hiện nay có nhiều bể lắng khác nhau trong ngành xử lý nước thải, trong đó có bể lắng sinh học. Vậy thực chất bể lắng sinh học là gì? Chúng có ưu điểm gì trong ngành xử lý nước, hãy cùng đọc bài viết này với Song Giang nhé!
Đôi nét về bể lắng sinh học
Bể lắng sinh học là bể nhân tạo, có tác dụng làm lắng những cặn lơ lửng phía trên mặt nước. Đặc điểm nổi bật của loại bể lắng này là nằm ở thành phần của chúng, khác hoàn toàn các bể lắng khác.
Bể sinh học có chỗ chứa vật liệu lọc, chúng cũng bao gồm các hệ thống thu kèm với dẫn nước và lượng nước sẽ được cung cấp theo hệ thống. Chúng cũng có cả hệ thống dẫn kèm phân phối khí.
Phương pháp lắng sinh học được thực hiện dựa theo các đặc điểm của bể lắng sinh học - tách các chất lơ lửng ra khỏi nước. Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy rằng, ngày nay quy trình lắng được áp dụng rất rộng rãi và phổ thông. Chẳng hạn như:
- Giúp loại bỏ các cặn hữu cơ, các cặn thải sinh học, những bông cặn hóa học.
- Giúp lắng cát.
- Nén bùn trọng lực trong nước.
- Phân loại các bể lắng sinh học khác nhau.
- Quá trình phân loại các bể lắng sinh học chủ yếu dựa trên các yếu tố như: Phân loại bể theo công dụng, phân loại theo chiều của nước chảy: bể lắng ngang, bể ly tâm, bể lắng đứng; ngoài ra còn có phân loại theo chế độ làm việc.
Đặc trưng của bể lắng sinh học trong xử lý nước
Về ưu điểm:
- Những chất hữu cơ được giữ lại và đánh bay những loại cặn bẩn, lọc khỏi nước thải nhờ các vách ngăn và các lớp lọc, đảm bảo được sự duy trì và phát triển của vi sinh vật giúp không gây hại trong nước
- Quá trình thực hiện khá đơn giản mà lại đảm bảo được hiệu suất, cũng như hiệu quả công việc cao, từ đó giúp tiết kiệm được diện tích lắp đặt và giảm thiểu tối đa chi phí xử lý nước thải.
- Bồn lắng sinh học cũng có thể tự điều chỉnh được thời gian lọc, điều chỉnh được tốc độ chảy của nước thải một cách thuận tiện và linh hoạt.
- Quá trình oxi hóa cũng diễn ra nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian lọc nước hơn và hạn chế việc trông coi.
- Nhờ việc lưu thông tự nhiên từ các cửa thông gió của bể giúp tiết kiệm năng lượng, lượng không khí được cung cấp trong hầu hết thời gian lọc nước.
Về nhược điểm:
Do bể lắng sinh học có chứa các cửa thông gió, do vậy, không khí thoát ra khỏi đây thường có mùi hôi thối, điều này thu hút nhiều ruồi muỗi gây bệnh nếu không có phương pháp vệ sinh, làm sạch môi trường xung quanh.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải, bể lắng sinh học thường dễ xảy ra tắc nghẽn và chúng khá nhạy cảm với nhiệt độ và lượng bùn dư không ổn định.
Hiệu suất làm sạch của bồn lắng sinh học cũng nhỏ hơn các loại bồn lắng khác khi xử lý với cùng một khối lượng nước thải. Bể lắng này cũng hạn chế về chiều cao khi lọc.
Xem thêm về bể lắng lamen!
Lý do lựa chọn xử lý nước thải bằng bể lắng sinh học
Bên cạnh các ưu nhược điểm ở trên, bể lắng sinh học vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi những lý do dưới đây:
- Khâu vận hành đơn giản cùng chi phí đầu tư thấp.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng bể lắng sinh học là phương pháp thân thiện với môi trường, chúng đảm bảo an toàn sức khỏe đối với mọi người sử dụng.
- Giữ được những tạp chất chứa trong nước thải.
Phương pháp này cũng sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải. Biến những nhược điểm của nước thải trở thành ưu điểm, tận dụng vi sinh vật trong nước thải để làm sạch chúng. Như vậy, việc sử dụng các vi sinh vật có trong xử lý nước thải ngày càng được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Bể lắng sinh học trong xử lý nước thải là phương pháp hữu hiệu cho chúng ta, góp phần giảm thiểu gánh nặng trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt cũng như ngành xử lý nước thải nói riêng và trong những ngành công - nông nghiệp nói chung.
Nếu có nhu cầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nói chung hay các loại bể lắng thì hãy liên hệ ngay với moitruongsonggiang.com để nhận hỗ trợ!