Các dạng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi được sử dụng trong ngành xử lý nước thải, có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các tạp chất, các chất rắn, chất thải có trong nước giúp làm sạch nước thải trước khi tải ra môi trường. Tùy vào mục đích sử dụng mà công nghệ tuyển nổi được chia làm các dạng: bể tuyển nổi áp lực, bể truyền thống, bể tuyển nổi siêu nông, bể hóa học và bể tuyển nổi dạng điện hóa, bể tuyển nổi khí cơ.
Bể tuyển nổi áp lực
Tuyển nổi áp lực được áp dụng nhiều trên thế giới, có công dụng làm sạch nước với nồng độ các chất lơ lửng cao, có thể tạo ra bọt khí mịn và đều, hiệu quả xử lý cặn lơ lửng cao đến 85%. Tuy vậy, phương pháp này bị giới hạn nhiệt độ < 40oC, nước trộn khí, bởi áp suất làm thoáng và trình độ của người thi công.
Tuyển nổi kiểu truyền thống
Hiện nay với thiết kế 3 ngăn, bể tuyển nổi truyền thống được nhiều khách hàng lựa chọn. Ngăn thứ nhất, nước thải được đưa vào đâu, sau đó các thành phần như dầu mỡ có tỉ trọng nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên bề mặt nước, nước thải chìm xuống đáy bể, sau đó đi vào một đường ống rồi chảy tràn sang ngăn thứ 2, tiếp đến ngăn thứ 3 và cuối cùng đi ra ngoài môi trường.
Bể tuyển nổi siêu nông
Tương tự bể tuyển nổi áp lực, bể tuyển nổi dạng siêu nông hoạt động giống như vậy, nhưng khác biệt ở chỗ tuyển nổi siêu nông hình tròn, chiều cao thấp từ 0,6 – 1m. Điều này giúp cho quá trình tuyển nổi diễn ra nhanh hơn. Bể tuyển nổi siêu nông này giúp xử lý hiệu quả nước thải với thời gian xử lý nhanh, chi phí vô cùng hợp lý.
Bể tuyển nối hóa học
Tác dụng của bể hóa học này đó là tạo ra các phản ứng của các khí: O2, CO2, Cl2,… bọt của những khí này có thể kết dính với những chất lơ lửng không tan có trong nước thải, từ đó đưa chúng lên lớp bọt trên bề mặt nước.
Ngoài ra, để tăng độ kết dính giữa các hạt lơ lửng, người thi công còn cho thêm phèn nhôm để đẩy nhanh hiệu quả. Nói chung, chất lượng của tuyển nổi hóa học phụ thuộc vào kích thước và số lượng bong bóng khí được tạo ra.
Công nghệ tuyển nổi khí cơ
Các cánh quạt và bơm tuabin trong bể tuyển nổi khí cơ giúp cho các khí trong bể được phân tán đều. Khi các cánh quạt quay trong nước thải sẽ xuất hiện những dòng xoáy nhỏ và sinh ra bọt khí. Các bọt khí càng nhỏ thì quá trình tuyển nổi càng hiệu quả hơn.
Như vậy có thể khẳng định mức độ phân tán khí quyết định quan trọng đến hiệu suất của bể tuyển nổi khí cơ. Tuy vậy, nếu vận tốc quay của các cánh quạt cao quá sẽ làm tăng đột ngột dòng chảy rối, làm phá vỡ tổ hợp các hạt khí và làm giảm hiệu quả của tuyển nổi khí cơ. Vì thế, khi độ bão hòa không khí của nước thải đạt khoảng 10% - 15% thể tích thì độ hiệu quả của bể đạt cực đại.
Bể tuyển nổi điện hóa
Khi có dòng điện chạy qua các chất lỏng, thì khí hydro và oxy được giải phóng. Các khí này được tạo ra dưới dạng các bong bóng cực kỳ nhỏ
Đặc biệt, trong nguồn nước trung tính, thì tính kiềm yếu sẽ ăn mòn các kim loại, bên cạnh đó cùng với sự tạo thành của Hidroxit (OH-), hấp thụ một phần các chất hữu cơ tiếp đó được tuyển nổi nhờ khí hidrogen và sau đó loại khỏi nguồn nước dưới các dạng bọt.
yếu tố này cho phép xử lý ở tốc độ rất cao. Nồng độ tồn dư của hạt keo tụ trong nước thải từ nhà máy có thể giảm sâu chỉ còn 2 – 3mg/l sau khi được tuyển nổi điện hóa.
Trên đây là các dạng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải mà moitruongsonggiang.com chia sẻ, hy vọng giúp ích rất nhiều cho quý khách hàng trong lựa chọn loại công nghệ tuyển nổi phù hợp với các dòng nước thải của công ty, gia đình mình.