Các loại bể và sự cố xử lý nước thải trong hệ thống
Bể xử lý nước thải đảm nhận chức năng loại bỏ những tạp chất gây ô nhiễm trong nước. Vậy trong hệ thống XLNT có những bể nào? Đâu là những sự cố thường gặp khi vận hành bể? Hãy cùng Công ty xử lý môi trường Song Giang tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết sau.
Các loại bể xử lý nước thải
Một hệ thống xử lý nước thải sẽ gồm nhiều bể xử lý với những nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó có các loại bể như:
Bể thu gom nước thải
Bể thu gom chính là nơi chứa nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động và sản xuất. Bể này thường được thiết kế các song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước đầu vào.
Bể tách dầu mỡ
Dầu mỡ được liệt vào nhóm chất thải khó xử lý và cũng là loại chất thải có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Đúng như tên gọi của mình, bể tách dầu mỡ có tác dụng tách dầu mỡ có trong nước thải. Nước sau khi được xử lý sẽ được chuyển sang bể điều hòa để tiếp tục quy trình xử lý.
Bể điều hòa
Loại bể này có chức năng ổn định lưu lượng nước, nồng độ các hợp chất và độ pH trong nước thải. Bên cạnh đó, bể này còn được lắp đặt các máy thổi khí, máy sục khí nhằm chống hiện tượng lắng đọng các chất trong nước thải, đồng thời còn giảm bớt mùi hôi thối, lượng BOD, COD cũng giảm được khoảng 30%.
Bể kị khí - UASB
Trong bể này còn chứa bùn hoạt tính giúp xử lý nước thải. Tầng bùn này sẽ được bổ sung thường xuyên, kết hợp với dòng chảy liên tục giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Tại bể chứa này sẽ diễn ra 3 quá trình chính là tách khí, lắng bùn và phân hủy.
Bể thiếu khí - Anoxic
Bể này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nito và photpho - 2 thành phần ô nhiễm quan trọng trong nước. Tại bể này sẽ diễn ra các hoạt động lên men, cắt mạch khử nitrat và photpho hóa.
Bể hiếu khí - FBR
Bể này có tác dụng xử lý các chất gây ô nhiễm bằng hệ thống vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này lấy chất ô nhiễm trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và tạo thành bông bùn. Nhờ đó, các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước sẽ bị loại bỏ, giúp trả lại nguồn nước đạt chuẩn.
Bể lắng
Bể này có nhiệm vụ giữ nước thải trong một thời gian nhất định để những chất thải có thể lắng cặn xuống đáy bể. Phần nước trên mặt là nước đạt chuẩn và sẽ được chuyển sang bể khử trùng để sử dụng. Lượng bùn lắng bên dưới bể sẽ được chuyển sang bể chứa bùn.
Bể chứa bùn
Bùn thải ra trong quá trình xử lý nước thải sẽ được thu nhận tại bể chứa bùn. Bùn sẽ được để khô và tạo thành các tảng bùn và được đưa đi tiêu hủy theo quy định.
Tuy nhiên, hiện nay đa phần các doanh nghiệp sử dụng các máy ép bùn để làm bùn khô nhằm rút ngắn thời gian đợi bùn khô, giảm kích thước của bùn để tiện cho quá trình thu gom và rút ngắn thời gian xử lý.
Bể khử trùng
Nước sau khi xử lý vẫn còn chứa một số loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Lúc này, bể khử trùng có nhiệm vụ khử trùng loại bỏ những vi khuẩn này trước khi đưa đến bể chứa nước sạch.
Bể chứa nước đã qua xử lý
Đây chính là bể chứa cuối cùng dùng để chứa nước sạch. Loại nước này đạt chuẩn an toàn được tái sử dụng hoặc thải ra nguồn nước tiếp nhận được cho phép.
Những sự cố thường gặp với bể xử lý nước thải
Mỗi hệ thống nói chung và các bể để xử lý nước thải nói riêng nếu không được xây dựng và bảo trì đúng cách rất dễ xảy ra sự cố. Trong đó phải kể đến những sự cố như:
Hệ thống xử lý nước thải xuất hiện mùi hôi
Mùi hôi là dấu hiệu điển hình nhất trong hệ thống. Mùi này có thể xuất phát từ đầu vào, tại bể điều hòa, bể lắng thứ cấp hoặc cũng có thể do bùn thải.
- Bùn nếu bị ngưng tự quá lâu trong các cống, rãnh, … mà không được thu gom vệ sinh thường xuyên theo định kỳ.
- Do hệ các bể xử lý nước thải bị ngưng hoạt động một thời gian nhưng lại chưa được xử lý sạch khiến nước bị cô đặc gây nên mùi hôi khó chịu.
Với sự cố này, doanh nghiệp nên tạm dừng vận hành hệ thống để nạo vét bùn. Nên lập lịch xử lý định kỳ để tránh tái diễn tình trạng trên.
Máy bơm không lên nước
Sự cố máy bơm là một trong những sự cố thường gặp. Nguyên nhân do bơm bị tắc, nguồn điện không đủ mạnh hoặc do hoạt động với cường độ lớn, liên tục khiến máy bị hao mòn và hư hại.
Để tránh tính trạng này, doanh nghiệp nên trang bị thêm máy bơm phụ, xây dựng thêm lưới chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn, đồng thời cần kiểm tra máy và có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên.
Sự cố về sinh khối trong bể xử lý
Nguyên nhân do nguồn oxy cung cấp không đủ khiến sinh khối bị sẫm màu. Lúc này doanh nghiệp nên giảm lưu lượng nước bơm vào và lắp đặt thêm máy sục khí để cung cấp đủ oxy. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra liên tục để điều chỉnh lượng chất thải đầu vào sao cho hợp lý.
Ngoài ra còn có sự cố về rò rỉ nước, nứt bể chứa. Để tránh hiện trạng này cần có kế hoạch thiết kế, thi công bài bản, đúng kỹ thuật để đảm bảo công trình được bền chắc và ổn định.
Vừa rồi là thông tin về các loại bể xử lý trong hệ thống XLNT. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu quý khách cần được tư vấn, hỗ trợ để cải tạo hệ thống XLNT hãy liên hệ ngay với Song Giang.