Các vấn đề thường gặp khi xử lý nước thải thô
Nước thải thô chính là nước được xả trực tiếp từ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh. Loại nước này có hàm lượng tập chất ô nhiễm cao và cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp để loại bỏ tạp chất.
Cùng Song Giang sẽ liệt kê những vấn đề thường gặp khi xử lý loại nước thải này để anh chị có thể lên kế hoạch xây dựng hệ thống tránh rủi ro.
Tìm hiểu những đặc tính của nước thải thô
Như các bạn đã biết, nước thải thô chính là nước được thu gom từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Loại nước này chưa đi qua bất cứ hệ thống xử lý nào, vì vậy chúng có rất nhiều cặn bã, chất thải và cả các chất hóa học nguy hiểm.
Nước thải thô, nếu được xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm mặt đất,…. Đây chính là những nguyên nhân gây nên dịch bệnh, làm suy thoái môi trường sống tự nhiên.
Để tránh những hậu quả về môi trường, những cơ sở kinh doạnh cần xây dựng hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Các hệ thống này cần được đảm bảo phù hợp với đặc tính của nước thải để tránh các sự cố phát sinh cũng như giảm thiểu chi phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.
Những vấn đề thường gặp khi xử lý nước thải thô
Năm bắt được những vấn đề sự cố có thể phát sinh trong quá trình xử lý nước thải thô sẽ giúp anh chị có được kế hoạch xây dựng hệ thống phù hợp. Từ đó giúp giảm các chi phí thay thế, sửa chữa, bảo hành gây tốn kém.
Độ đục của nước thải bị thay đổi
Một trong những sự cố thường gặp nhất khi xử lý nước thải đo chính là độ đục của nước. Nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nước thải. Nếu độ đục quá cao sẽ khiến hệ thống khó có thể xử lý nước một cách hiệu quả.
Lượng tạp chất còn trong nước này gây nên những hiện tượng bốc mùi, ô nhiễm khiến nước thải thô không đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải. Bên cạnh đó, độ đục cao còn làm thay đổi lượng bùn thải, khiến hệ thống không thể xử lý hết gây nên tình trạng tắc nghẽn hệ thống tiền xử lý.
Để khắc phục vấn đề này đó là doanh nghiệp nên thiết kế thêm hệ thống tái chế hoặc sử dụng hóa chất để kiểm soát độ đục của nước.
Sự biến động của dòng chảy nước
Lưu lượng nước thải thường không ổn định và biến động theo từng thời điểm khác nhau. Điều này khiến hệ thống xử lý nước thải không kịp kiểm soát gây xáo trộn, tăng độ đục của nước.
Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là doanh nghiệp nên thiết kế hệ thống có khả năng giữ dòng chảy ở mức hệ thống vận hành được và có thể thiết kế các bể chứa hạ nguồn để xử lý trong trường hợp có sự gia tăng về nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp khiến lượng nước thải tăng cao.
Sự thay đổi về các tiêu chuẩn xả thải
Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn khi xây dựng vận hành hệ thống. Thực tế khi thiết kế, đa phần doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống xử lý để đảm bảo những tiêu chí ở thời điểm hiện tại mà chưa thể tính đến những thay đổi trong thời gian tới.
Phát sinh của chất thải thứ cấp khi xử lý nước
Một trong những sai lầm điển hình nhất khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải thô đó chính là không tính toán đến việc phát sinh chất thải thứ cấp trong khi xử lý nước. Các tạp chất trong nước thải sẽ ảnh hưởng đến khối lượng và cả các yêu cầu xử lý nước thải thứ cấp.
Vậy nên, các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch và phương án xử lý cụ thể để tránh phát sinh những rác rối không đáng có.
Vừa rồi là toàn bộ những vấn đề phổ biến nhất khi xử lý nước thải thô. Nếu anh chị còn bất cứ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ tư vấn thêm về hệ thống xử lý nước thải, nâng cấp cải tạo hệ thống, hãy liên hệ với Công ty môi trường Song Giang để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.