Cách thức vận hành bể tuyển nổi hiệu quả
Bể tuyển nổi được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vận hành bể tuyển nổi như thế nào, vai trò từng bộ phận ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của moitruongsonggiang để tìm hiểu bạn nhé!
Khởi động vận hành bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi vận hành khá dễ dàng, không quá phức tạp. Dưới đây, Song Giang sẽ hướng dẫn các bạn cách khởi động và tắt thiết bị bể tuyển nổi trong quá trình xử lý nước thải nhanh gọn lẹ nhất có thể.
Quá trình khởi động trải qua các bước thực hiện tuần tự như dưới đây:
- Bước 1: Kiểm tra xem có đủ áp suất trong các đường ống không khí nén chưa (lưu ý mức tối thiểu của áp suất là 6.5kg/cm2).
- Bước 2: Điều chỉnh những van xả áp ở các đường ống dẫn vào của bể tuyển nổi. Lưu ý mở 1/2 đến 3/4 rev là được.
- Bước 3: Khí nén khi thêm vào bể tuyển nổi cần được điều chỉnh nằm ở mức vạch của lưu lượng kế bằng với việc bạn điều chỉnh van kim sao cho chúng phù hợp.
Lưu ý khi khởi động bể tuyển nổi:
Để bể tuyển nổi vận hành hiệu quả và ổn định bạn cần lưu ý khi van kim đã được mở hết, cần điều chỉnh áp suất theo yêu cầu bằng việc điều chỉnh những van xả áp cùng lượng khí nén cần thêm vào bằng việc điều chỉnh các van kim.
Tiếp nữa, chỉ khởi động bơm áp sau khi bạn đã kiểm tra van cổng. Van cổng này đóng lại và được đặt trên đường của áp suất bơm.
Ngoài ra, van cổng nên được mở chậm rãi, từ từ để kiểm tra đầu vào của khí nén và không giảm xuống quá mức 1/3 của vạch lưu lượng kế. Thực hiện bằng việc bạn mở van kim chậm rãi.
Qúy trình tắt thiết bị bể tuyển nổi
- Bước 1: Đóng van cổng trên đường bơm hút điều áp rồi sau đó ngắt bơm.
- Bước 2: Dừng cung cấp khí nén cho bể.
- Bước 3: Với các bể tuyển nổi không sử dụng thiết bị trên 3 ngày, thì bạn nên xả nước sạch qua đường ống phân tán trong vòng vài phút trước khi tắt hẳn.
Lưu ý khi tắt các thiết bị khi vận hành bể tuyển nổi:
- Thứ nhất: bạn không được để ống phân tán dưới áp suất khi nguồn khí nén đầu vào không cung cấp đủ và liên tục được.
- Thứ hai: bạn nên kiểm tra đồng hồ đo khí và những áp kế trước khi bạn khởi động máy móc để tránh tình trạng tắc nghẽn và cho ra các kết quả đọc tốt hơn và chuẩn hơn.
- Thứ ba: Nên để các ống phân tán không khí được khô ráo và kiểm tra qua những lỗ này trung bình khoảng 2 lần/năm để ngăn chặn tình trạng mài mòn hoặc sự tích luỹ các bụi bẩn làm tắc ống.
Bơm cao áp trong quá trình vận hành bể
Bơm cao áp được dùng để hút nước và khí sẽ được cung cấp cùng với chu trình nước lọc của quá trình tuyển nổi, giúp dẫn nước đã được lọc vào ống hoà tan không khí. Bể tuyển nổi cần phải được đổ đầy nước cho tới khi tất cả những ống ở phía trước của bơm áp đã bị ngập nước.
Ngoài ra, công suất yêu cầu của các bơm áp phải xấp xỉ khoảng 20-30% công suất lọc và cho ra áp suất ít nhất 6.5kg/cm2. Các loại bơm áp được điều khiển bằng 2 khoá một là ở van đầu vào và hai là loại van một chiều nhằm ngăn cản nước chảy ngược vào bên trong.
Chúng ta có thể điều khiển lượng áp suất ra của bơm tại áp kế của các ống hoà tan không khí đã được gắn ở trên của áp suất phía trước đầu vào.
Như vậy vận hành bể tuyển nổi không hề khó khan như chúng ta vẫn nghĩ, chỉ cần thực hiện đúng quy trình, bể sẽ vận hành một cách chuẩn chỉ và chính xác. Bên cạnh đó, việc vệ sinh, chăm sóc bể tuyển nổi hợp lý và đều đặn cũng giúp bể tuyển nổi xử lý nước thải ổn định hơn và bền bỉ hơn.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các loại bể tuyển nổi hay bể lắng lamen trong xử lý nước thải vui lòng liên hệ cho Song Giang để được tư vấn cụ thể và rõ nhất. Xin cảm ơn!