Cấu tạo của bể lọc sinh học và một số loại phổ biến

191 Lượt xem - 09-03-2024 08:53

Bể lọc sinh học được áp dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp. Chúng góp phần đảm bảo chất lượng nước thải xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn an toàn.

Vậy bể lọc sinh học có cấu tạo và cách hoạt động như thế nào? Cùng Công ty môi trường Song Giang tìm hiểu về loại bể này trong nội dung sau.

Tìm hiểu bể lọc sinh học là gì?

Bể lọc sinh học được thiết kế xây dựng từ những vật liệu lọc và được phủ lên 1 lớp vi sinh vật. Tại đây, nước thải sẽ di chuyển qua các vật liệu lọc, các vi sinh vật bám trên vật liệu lọc sẽ thực hiện phân hủy các tạp chất hữu cơ, từ đó cho ra nguồn nước sạch hơn.

Vi sinh vật ở đây có thể là vi khuẩn, nấm, và động vật bậc thấp,... Bể lọc thường được xây bởi bê tông cốt theo với dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật với 4 thành phần cấu tạo chính bao gồm:

  • Phần chứa vật liệu lọc là các vật liệu như đá cục, đá tổ ong, giá thể,...
  • Hệ thống tưới phun nước lên trên bề mặt các vật liệu lọc.
  • Hệ thống máng thu nước sau khi đi qua vật liệu lọc.
  • Hệ thống cấp và phân phối khí cho bể lọc.

Cấu tạo của bể lọc sinh học và một số loại phổ biến

Tìm hiểu cách hoạt động của bể lọc sinh học

Bể lọc hoạt động chủ yếu dựa vào quá trình phân hủy các tạp chất hữu cơ của các vi sinh vật được gắn trên vật liệu lọc rắn. Nước thải theo đường ống dẫn và đưa vào bể lọc và chảy qua từng lớp mỏng của vật liệu lọc và tiếp xúc với màng sinh học, nơi chứa các vi sinh vật.

Vi sinh vật sau khi tiếp xúc nguồn nước thải sẽ tiến hành phân hủy chất hữu cơ bằng cách tạo ra hiếu khí và kỵ khí. Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sẽ trở thành nước và CO2. Còn với kiểu kỵ khí sẽ sinh ra khí CO2 và CH4, tróc ra khỏi màng sinh học và bị cuốn đi bởi nước thải.

Khi màng sinh học bị phá vỡ, chúng sẽ lại tiếp tục sinh sôi và phát triển trên bề mặt vật liệu lọc và tiếp tục quá trình xử lý nước thải.

Nước thải sau khi qua các vật liệu lọc này sẽ xuất hiện các hạt lơ lửng do màng sinh học bị phá vỡ, lúc này nước sẽ được đưa vào bể để lắng cặn tách các tạp chất ra khỏi nước.

Bể lọc có cấu tạo khá đơn giản và cho hiệu quả xử lý nước cao. Bên cạnh đó, loại bể này cũng không cần tiêu hao quá nhiều năng lượng và lượng bùn thải cũng ít.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của bể sẽ phụ thuộc vào sự hoạt động của các vi sinh vật, vậy nên cần đảm bảo nhiệt độ và cung cấp đủ không khí để chúng hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, khi hoạt động bể thường có mùi hôi thối và khó chịu làm ảnh hưởng đến khu vực lân cận.

Một số bể lọc sinh học được sử dụng phổ biến

Hiện nay có nhiều loại bể lọc sinh học khác nhau và được phân loại dựa trên đặc điểm của các loại bể. Trong đó có các loại bể phổ biến như:

Bể lọc sinh học được thiết kế với vật liệu lọc ngập trong nước

Loại bể này được thiết kế ngập trong nước vì vậy các chi phí bảo dưỡng, thiết kế tương đối thấp. Bên cạnh đó, chúng cũng không cần quá nhiều năng lượng để vận hành.

Tuy nhiên, hiệu suất bể không quá cao và rất dễ bị tắc nghẽn nên cần được bảo dưỡng thường xuyên. Mặt khác, chúng cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ và lượng không khí cấp cũng kiểm soát khó hơn, dễ phát sinh mùi.

Cấu tạo của bể lọc sinh học và một số loại phổ biến

Bể lọc sinh học với phần vật liệu lọc không ngập nước

Bể lọc không ngập nước dễ thi công, cấu tạo đơn giản, chi phí bảo dưỡng thấp. Chúng có thể xây dựng bằng các module hoặc bằng bê tông cốt thép và có khả năng tự động hóa cao. Điểm hạn chế của loại bể này đó cần nhiều năng lượng để vận hành hệ thống.

Công nghệ bể lọc sinh học theo kiểu nhỏ giọt

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là loại bể nhân tạo hoạt động trên nguyên tắc hấp thụ sau đó oxi hóa các hợp chất hữu cơ trên màng của vi sinh vật thông qua những vi sinh vật bám dính. Chúng có cơ chế hoạt động tương tự với các phương pháp sinh học trong xử lý nước thải.

Bể lọc sinh học theo kiểu nhỏ giọt được chia thành 4 loại chính như: bể lọc vận tốc chậm, loại bể lọc vận tốc trung bình và nhanh, bể lọc cao tốc và bể lọc 2 pha. Mỗi loại bể lọc sẽ có những đặc điểm và cách ứng dụng riêng.

Bể lọc sinh học cao tải

Bể lọc cao tải được thiết kế có tải trọng lớn và chuyên dùng cho lưu lượng nước thải lớn và sử dụng thông gió nhân tạo để tăng hiệu quả xử lý. Yêu cầu để loại bể lọc này hoạt động tốt đó là nước thải cần được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào bể.

Trên đây là những thông tin về bể lọc sinh học trong XLNT. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về giải pháp xử lý, nâng cấp hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với Song Giang để được hỗ trợ tốt nhất.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(09:31 04-05-2024)
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên ...
(12:31 27-04-2024)
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các ...
(12:07 26-04-2024)
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của ...
(12:17 24-04-2024)
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên ...
(09:05 20-04-2024)
Lọc nước giếng khoan bằng cát là phương pháp lọc nước truyền thống đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng ...
(15:12 18-04-2024)
Việc tự thay thế vật liệu lọc nước giếng khoan sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được không ít chi phí thuê thợ. Tuy ...
Tin tức

Phương pháp xử lý, lọc nước giếng bằng than củi

Ngày đăng: 04/05/2024 - 09:32 AM
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên nhiều người băn ...

Ưu nhược điểm của các loại bồn lọc áp lực

Ngày đăng: 27/04/2024 - 12:31 PM
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các loại nước cấp. ...

Làm sao để nhận biết nước cứng và nước mềm?

Ngày đăng: 26/04/2024 - 12:07 PM
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của nước mà chúng ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909