Chỉ số Coliform trong nước sinh hoạt và cách xử lý
Chỉ số Coliform trong nước sinh hoạt là gì? Coliform là một loại vi khuẩn xuất hiện nhiều trong nước sinh hoạt của con người. Chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, rối loạn máu, suy thận và thậm chí nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Hãy cùng Song Giang tìm hiểu về loài vi khuẩn này cùng cách xử lý nước thải sinh hoạt nếu dính Coliform nhé!
Tìm hiểu về chỉ số Coliform trong nước sinh hoạt
Loại vi khuẩn Coliform thuộc dòng vi khuẩn Gram âm hình que, không có nội bào tử và chúng là loại vi khuẩn có thể di chuyển được hoặc không, Coliform có thể lên men lactose bằng việc sản xuất axit và không khí khi ủ ở nhiệt độ 35-37 °C.
Coliform sống được trong nhiều môi trường sống khác khác nhau như môi trường đất, môi trường nước sinh hoạt, thức ăn, … Loại vi khuẩn này mặc dù không trực tiếp gây bệnh cho con người nhưng do sự có mặt của chúng trong môi trường nước uống tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh cho cơ thể của người sử dụng nguồn nước có chứa chúng.
Vi khuẩn Coliform xuất hiện nhiều trong nước nên chúng khá quen thuộc trong lĩnh vực sử dụng các công nghệ để xử lý nước sinh hoạt cũng như nước uống cho con người.
Các nhà nghiên cứu căn cứ vào các chỉ số Coliform có trong nước sinh hoạt để đánh giá các mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Như vậy thì, trong nước uống, hay thức uống, thì chắc chắn loại vi khuẩn Coliform này không được phép tồn tại để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người uống.
Cũng theo các nghiên cứu cho thấy, đối với nguồn nước sinh hoạt, chỉ số vi khuẩn Coliform phải ở dưới mức khoảng 50 Coliform trong 100 ml nước còn chấp nhận được.
Tác hại mà vi khuẩn coliform ảnh hưởng đến con người
Vi khuẩn Coliform có thể gây ra những rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể, chúng gây ra chứng tiêu chảy, từ đó gây mất nước, chứng rối loạn máu, bệnh suy thận hay thậm chí là gây ra tử vong nếu bị nặng.
Tác hại nghiêm trọng của loại vi khuẩn này còn nặng hơn nếu người mắc bệnh là người già và trẻ em. Bởi 2 đối tượng này là những đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Đặc biệt, với các bệnh mắc do vi khuẩn Coliform thường có những triệu chứng không rõ ràng, khó phát hiện nguyên nhân gây bênh. Các biểu hiện chủ yếu như tiêu chảy và sốt, vì thế người bệnh thường có thái độ chủ quan bỏ qua căn bệnh.
Từ đó, làm lỡ dở các cơ hội điều trị bệnh do vi khuẩn này gây ra từ giai đoạn đầu mới bị, khiến bệnh kéo dài và nặng hơn. Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Coliform này, thường sẽ không có các dấu hiệu gì khác trong thời gian ủ bệnh này khoảng từ 3-4 ngày.
Sau thời gian bị mắc bệnh đó, cơ thể của người nhiễm bệnh do vi khuẩn Coliform sẽ gặp phải một số các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ, hoặc tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ, …
Nguyên nhân vi khuẩn Coliform có trong nước sinh hoạt
Theo những thông tin mà moitruongsonggiang tổng hợp thì có rất nhiều các vấn đề khiến cho nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Coliform, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
- Chất thải không được xử lý hoặc do vấn đề xử lý không đúng cách, điều đó khiến cho lượng chất thải có chứa lượng lớn vi khuẩn Coliform ngấm vào trong lòng đất và chúng thấm dần vào các mạch của nước ngầm làm cho nước bị nhiễm khuẩn Coliform.
- Các nhà máy xử lý nước sinh hoạt chưa hoàn toàn triệt để, khiến vi khuẩn Coliform khiến này vẫn còn tồn tại ở trong nước sinh hoạt của người dân.
- Với nguồn nước giếng thường có sẵn vi khuẩn này do bản thân các mạch nước ngầm đã có sẵn. Người dân mang về dùng và không thông qua xử lý.
- Với nguồn nước máy bị nhiễm vi khuẩn Coliform này do chảy qua những đường ống dẫn nước đã cũ, bị rỉ sét vì đã sử dụng trong thời gian dài.
- Nguồn nước mưa thường được sử dụng tại các vùng quê và thường chưa qua quá trình xử lý, nên dễ bị nhiễm khuẩn này.
Cách xử lý nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn Coliform
Như đã nói ở trên, việc dùng nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn Coliform gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng, vì thế cần phải xử lý kịp thời và nhanh chóng, nếu nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform như:
- Dùng Clo hay các tia cực tím để giúp khử trùng nguồn nước sinh hoạt.
- Nguồn nước uống hay nước sử dụng để nấu ăn hằng ngày cần phải được đun sôi kỹ lưỡng và cẩn thận.
Tuy vậy, các giải pháp ở trên chỉ là tạm thời, đặc biệt, nước sau khi đun sôi chỉ nên sử dụng tốt nhất trong vòng 24h để tránh dẫn tới tình trạng tái nhiễm khuẩn.
Nếu có nhu cầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải hay lắp đặt các loại bể xử lý như: bể lắng lamen, bồn lọc áp lực,...hãy liên hệ ngay với Song Giang để nhận hỗ trợ tư vấn!