Chi tiết về bể lắng ngang trong xử lý nước cấp
Bể lắng ngang đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước cấp. Chúng góp phần loại bỏ các hạt cặn và tạp chất ô nhiễm từ nguồn nước thô. Cùng Song Giang tham khảo ngay nội dung sau để tìm hiểu nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm của loại bể lắng này.
Tìm hiểu bể lắng ngang trong xử lý nước cấp
Bể lắng ngang trong hệ thống xử lý nước cấp là loại bể được sử dụng để chứa nước cấp trong giai đoạn lắng đọng. Nó giúp cho nguồn nước được ổn định độ trong, đồng thời dưới tác dụng của trọng lực giúp loại bỏ các chất cặn bẩn một cách nhanh chóng.
Cũng như bể lắng lamen thì, loại bể này thường được thiết kế dưới dạng hình chữ nhật và áp dụng cho lưu lượng nước lên đến 15 nghìn m3 trong một ngày. Hiệu quả lắng cặn có thể đạt đến 60%.
Về đặc điểm cấu tạo, bể lắng ngang được chia thành 3 vùng chính là vùng phân phối nước, vùng lắng, vùng tập chung và chứa cặn. Trong đó:
- Bể có dạng thiết kế dạng hình chữ nhật với kết cấu thép không gỉ, inox, bê tông,...với chiều sâu nằm trong khoảng từ 2 đến 3.5m tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Độ dài tối thiểu của bể sẽ dao động khoảng 20 đến 35m tức là dài tối thiểu 10 lần chiều sâu.
- Thiết kế gồm các vách ngăn đặt cách vách bể 1 đến 2m.
- Nước sau khi lắng tại bể sẽ được thu bằng máng tràn.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bể lắng ngang
Với cấu tạo đơn giản, nguyên lý hoạt động của bể cũng không quá phức tạp. Đầu tiên, nguồn nước thô sẽ vào bể từ máng, thông qua tấm thành mỏng hoặc tường đục lỗ.
Phần cuối của bể lắng sẽ có tấm ngăn cao từ 0.15 cho đến 2m và không quá sâu dưới 0,5 có tác dụng thu và xả chất nổi. Và sử dụng máng để thu hồi phần nước sau khi lắng đọng.
Tìm hiểu những điểm tốt và hạn chế của bể lắng ngang
Bể lắng ngang được đánh giá khá cao trong xử lý nước cấp và nước thải. Vậy chúng sở hữu những ưu và nhược điểm gì mà được nhiều hệ thống xử lý nước áp dụng? Cùng Song Giang tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung tiếp theo.
Ưu điểm của bể lắng ngang
Bể lắng ngang có cấu tạo khá đơn giản vì vậy cơ chế hoạt động đơn giản, không cần kỹ thuật quá cao. Mặt khác, chi phí vận hành và bảo trì cũng được đánh giá khá thấp giúp doanh nghiệp tối ưu được các chi phí.
Hầu hết các bể lắng ngang thường được thiết kế cho những hệ thống xử lý nước với quy mô lớn lên đến trên 15 nghìn m3/ngày. Nhờ thiết kế thông minh, kích thước chiều dài gấp 2 lần chiều rộng nhờ đó mà bể có khả năng ngăn dòng hiệu quả.
Phần nước trong bể lắng được phân bố đều trên diện tích mặt cắt ngang của bể, các chất cặn bùn bẩn sẽ được tích lại dưới đáy hoặc loại bỏ liên tục giúp tăng hiệu quả làm sạch nước.
Những điểm hạn chế của bể lắng ngang
Ngoài những ưu điểm, bể lắng ngang cũng tồn tại nhiều vấn đề cần xử lý như:
- Khả năng xử lý nước sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước thải, thời gian lưu nước trong bể, tải trọng và khối lượng riêng của chất rắn lơ lửng. Vậy nên, cần tính toán kỹ để đảm bảo hiệu quả lắng đọng và loại bỏ chất cặn bẩn.
- Với diện tích hình chữ nhật chiều dài gấp đôi chiều rộng mà diện tích để xây bể khá lớn. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp cần có quỹ đất lớn để xây dựng và lắp đặt loại bể này.
- Tuy chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá cao, vì vậy cần cân nhắc tài chính trước khi sử dụng.
- Mất nhiều thời gian để lắng chất bẩn. Bên cạnh đó, loại bể này thường chỉ phù hợp với các nguồn nước mặt. Những nguồn nước ô nhiễm nặng, nước chứa nhiều hóa chất, kim loại nặng hiệu quả xử lý vấn còn nhiều hạn chế.
Có thể thấy, bể lắng ngang đóng vai trò khá quan trọng trong việc xử lý nước cấp. Tuy nhiên, thực tế loại bể này vẫn còn có một vài điểm hạn chế, vậy nên để đảm bảo hiệu quả xử lý nước, bạn nên tính toán và lên kế hoạch thật kỹ.
Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thêm về loại bể này, hãy liên hệ với moitruongsonggiang.com qua số hotline công ty.