Đặc trưng của các loại bể xử lý nước thải ngầm
Bể xử lý hệ thống nước thải ngầm không chỉ giúp xử lý nước thải hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng. Vậy loại bể này có đặc điểm cấu tạo, cách hoạt động và cần những lưu ý gì khi vận hành?
Cùng Song Giang tham khảo nội dung sau đển hiểu rõ hơn về loại bể xử lý nước thải này.
Cấu tạo của hệ thống bể xử lý nước thải ngầm
Hệ thống bể nước thải ngầm có nhiệm vụ là tập hợp nước thải và tiến hành xử lý chúng trước khi xả ra môi trường. Với chức năng này, nó sẽ đảm bảo nước không còn tạp chất gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống này thường được áp dụng cho các khu công nghiệp, khu dân cư, các dự án xây dựng,....
Về cấu tạo, hệ thống bể xử lý nước thải ngầm sẽ gồm 2 bộ phận chính gồm bể xử lý và bể hứng. Mỗi bộ phận bể sẽ đảm nhận một chức năng riêng. Trong đó:
- Bể xử lý sẽ giúp lọa bỏ những tạp chất ô nhiễm trong nước như các chất hữu cơ, vi sinh vật,...
- Bể hứng sẽ được ứng dụng để giữ và điều chỉnh nước thải trước khi tiến hành xử lý bổ sung hoặc thải ra môi trường.
Cách thức hoạt động của hệ thống bể xử lý nước thải ngầm
Cơ chế hoạt động của bể sẽ gồm những giai đoạn sau:
Đầu tiên, nước thải sẽ được thu gom qua các đường ống dẫn nước và được đưa đến bể xử lý. Bể xử lý nước thải sẽ được chia thành các khu vực và được phân cấp khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý chất thải trong nước.
Tại đây, nước thải sẽ được xử lý để loại bỏ các tạp chất ô nhiễm, tạp chất, chất độc, chất hữu cơ, vi sinh vật,... Quá trình xử lý nước thải này sẽ bao gồm cả quá trình sinh học tự nhiên để loại bỏ chất hữu cơ có trong nước.
Sau khi hoàn tất quá trình, nước sẽ được chuyển đến bể hứng. Tại đây, nước được lưu trữ, ổn đỉnh và điều chỉnh lại lưu lượng nước, đồng thời loại bỏ những chất ô nhiễm còn tồn đọng lại trong nước.
Kết thúc quá trình này, nước sẽ được loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm, đạt các tiêu chí an toàn và được thải ra môi trường.
Những ưu điểm của hệ thống bể xử lý nước thải ngầm
Bể xử lý nước thải ngầm mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cả khu dân cư như:
- Giúp bảo vệ môi trường: Bằng việc xử lý các tạp chất ô nhiễm trong nước, hệ thống bể xử lý nước ngầm đóng góp một phần không hề nhỏ trong việc bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Với việc xây dựng ngầm dưới mặt đất, hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu được diện tích xây dựng. Với phần không gian phía trên có thể phục vụ cho nhiều mục đích có lợi khác.
- Có khả năng xử lý nước thải một cách toàn điện mà không phân biệt nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt.
- Hệ thống được thiết kế và xây dựng một cách đồng bộ, từ đó giúp quá trình sử dụng và vận hành được hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Ứng dụng các công nghệ xử lý sinh học hiện đại giúp giảm lượng bùn thải tăng hiệu quả xử lý nước và giảm tác động đến môi trường.
- Được xây dựng ngầm dưới mặt đất giúp giảm tiếng ồn, giảm mùi,...
Lưu ý khi thiết kế xây dựng và vận hành bể
Được xây dựng dưới lòng đất, vậy nên các yêu cầu kỹ thuật cũng khắt khe hơn so với các hệ thống nổi trên mặt đất. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất, doanh nghiệp cần tính toán, lên phương án triển khai hệ thống thật tỷ mỉ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Việc duy trì bảo trì bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và không gặp sự cố. Vậy nên, doanh nghiệp cần trủ động trao đổi với đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt xây dựng hệ thống các phương án bảo dưỡng, bảo trì cụ thể.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về hệ thống bể xử lý nước thải ngầm. Nếu anh chị còn bất cứ câu hỏi nào để cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với Song Giang để được tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất.