Làm thế nào xử lý nước thải vô cơ?
Nước thải không chỉ chứa nhiều chất hữu cơ mà các hợp chất vô cơ cũng rất lớn, nên cần được xử lý và loại bỏ thông qua các hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt. Các thành phần vô cơ gồm pH, clorua, độ kiềm, nito, photpho, lưu huỳnh, hợp chất vô cơ độc hại và kim loại nặng.
Một số loại chất thải vô cơ
Đối với pH của nước thải thì thường liên quan đến nồng độ hydro để tạo ra nhiều phản ứng hóa học. Khi pH=7 thì trung tính, pH<5 tính axit và pH>9 thì nước có tính kiềm. Trong các quy trình xử lý sinh học, quá trình xử lý không hiệu quả khi nước thải có tính axit hoặc kiềm. Vì chúng dễ làm tăng nguy cơ tác động xấu đến môi trường hoặc giải phóng, hình thành nhiều thành phần độc hại trong nước thải.
Clorua (Cl-) là chất cô cơ trong nước thải được tìm thấy trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các phương pháp thông thường không thể loại bỏ clorua ở mức độ chấp nhận được nên nguồn nước xả thải thường không đạt tiêu chuẩn.
Các hợp chất nito được tìm thấy nhiều trong nước thải, chúng tồn tại dưới dạng nito hữu cơ như N, NH3, NO2, NO3. Nitrit là dạng oxy hóa trung gian của nito, là chất chống ức chế ăn mòn trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Còn nitrat có nguồn gốc từ quá trình oxy hóa amoniac. Hiện tại, một số quy trình sinh học có khả năng loại bỏ nito xảy ra đồng thời với việc phân hủy chất hữu cơ như quá trình kỵ khí – hiếu khí.
Photpho là chất dinh dưỡng thường tồn tại trong nước thải và tồn tại dưới dạng photphat, muối phát sinh từ các chất tẩy rửa. Với hiện tượng tảo nở hoa ở nhiều khu vực nước mặt thì việc kiểm soát photpho từ nước thải được quan tâm nhiều hơn. Trong khi đó thì hiện tượng phú dưỡng thường dẫn đến làm thay đổi chất lượng nước.
Kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, kẽm, crom được tìm thấy nhiều trong nước thải công nghiệp. Vì thế thường được xem xét từ quá trình thiết kế, vận hành quy trình sinh học. Vì những chất này thường ảnh hưởng đến việc phát triển của VSV, làm chết hoặc suy giảm chất lượng quần thể sinh khối.
Ứng dụng giải pháp XLNT vô cơ
Công nghệ đông tụ hóa học
Trong cải tạo hệ thống xử lý nước thải thì quá trình tiền xử lý rất quan trọng để loại bỏ các thành phần vô cơ độc hại. Đông tụ là giải pháp xử lý phổ biến vì có những ưu điểm như tạo ra lượng bùn thấp, độ pH ổn định, chi phí vận hành hợp lý.
- Chất đông tụ vô cơ:
+ Chủ yếu dùng nhôm hoặc sắt vì chúng có hiệu quả xử lý nước có độ đục thấp.
+ Sau khi được thêm vào nước, chất đông tụ vô cơ tạo thành kết tủa nhôm hoặc sắt, sẽ hấp thụ các tạp chất và làm sạch nước.
+ Sunfat nhôm trong chất đông tụ là hóa chất được sử dụng phổ biến nhất, vẫn là một trong những chất đông tụ hiệu quả về chi phí.
- Chất đông tụ hữu cơ:
+ Chi phí thực hiện thấp, lượng chất hóa học không cao mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả.
+ Polyamine được dùng rộng rãi bằng cách trung hòa điện tích các hạt keo.
Chất động tụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình XLNT đầu ra. Các mối quan tâm như hàng loạt quy định nghiêm ngặt làm tăng nhu cầu, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Hiệu quả đông tụ phụ thuộc vào việc khuấy trộn, pH, liều lượng hóa chất,…
Công nghệ tách màng
- Được ứng dụng phổ biến trong nhiều quy trình XLNT công nghiệp.
- Việc sử dụng màng được xác định dựa vào loại, kích thước lỗ, bề mặt và đặc điểm hóa lý của màng.
- Công nghệ được phân loại thành màng MF, UF, NF, RO, ED, thẩm tách.
- Nhiều chất dạng keo hoặc không hòa tan được loại bỏ khỏi nước thải bằng hệ thống màng lọc. Hiệu quả được xác định phụ thuộc vào chất lượng màng.
Việc loại bỏ cùng lúc nhiều thành phần vô cơ trong hệ thống XLNT khá đơn giản nếu bạn có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhiều giải giáp vượt trội. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Song Giang qua Hotline 0901.188.504 để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết công nghệ cùng những lưu ý trong suốt quá trình xử lý.