Lý do cần và cách làm mềm nước cứng hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp làm mềm nước cứng khác nhau, tuy nhiên mỗi cách lại mang đến một mức độ hiệu quả nhanh chậm khác nhau.
Dưới đây, Song Giang sẽ giới thiệu đến quý vị những lý do nên làm mềm nước cứng cũng như nêu ra một số phương pháp đang sử dụng hiệu quả nhất hiện nay để làm mềm nước cứng này.
Lý do nên làm mềm nước cứng trước khi sử dụng
Ngày nay, nhiều người cho rằng loại nước cứng khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hại cho sức khỏe của người dùng. Tuy vậy, cho tới nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nổi bật nào khẳng định về vấn đề này.
Mặc dù thế, các khoáng chất này dù không gây hại ngay khi mới uống nước vào cơ thể, nhưng nó vẫn có khả năng gây ra nhiều các vấn đề khác không tốt cho sức khỏe cũng như những hoạt động sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng.
Vị của nước cứng khó chịu, hơi ngang. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong nước cứng khá cao làm cho việc tiêu hóa trong cơ thể bị kém đi, gây cảm giác đầy bụng khó chịu. Quá trình đun sôi nước cứng cũng bị cặn nhiều hơn.
Việc sử dụng nước cứng để nấu ăn khiến thức ăn lâu chin hơn, bị biến đổi màu, làm giảm đi độ ngon và bắt mắt của các món ăn. Nấu cơm bằng nước này cũng sẽ bị giảm đi hương vị, mất đi độ tơi nhuyễn. Khi dùng chúng để pha trà, hay cà phê làm giảm hương vị và độ trong, thậm chí là nổi váng.
Sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa bằng nước cứng này trong thời gian dài có thể gây ra kích ứng, gây mụn, mẩn ngứa, tóc khô xơ, chẻ ngọn,…
Ngoài ra, nước cứng còn gây tắc nghẽn các đường ống bởi những cặn khoáng chất như canxi, magie tích tụ lâu ngày, việc này gây cản trở lưu lượng nước.
5 cách làm mềm nước cứng phổ biến nhất
Ngày nay, có rất nhiều các phương pháp khác nhau được ứng dụng trong các hệ thống làm mềm nước, các bạn có thể tham khảo một trong số những cách dưới đây để áp dụng.
Làm mềm nước cứng nhờ sử dụng hóa chất
Phương pháp làm mềm nước cứng này sử dụng các hóa chất để kết hợp với các ion có trong nước cứng như: Ca2+, Mg2+ để tạo thành những chất kết tủa không tan được trong nước, tiếp đó lọc bỏ chúng ra khỏi nước.
Các số hóa chất như: vôi, Na2CO3, NaOH, Ba(OH)2, Na3PO4… sẽ căn cứ vào nguồn nước đầu vào cùng các mức độ làm mềm nước cứng khác nhau để lựa chọn hóa chất nào phù hợp nhất.
Chẳng hạn ta sử dụng vôi khi muốn khử đi độ cứng của nước kèm theo giảm đi độ kiềm của nước hoặc sử dụng Ba(OH)2, Na3PO4 khi ta muốn làm mềm nước nhiều nhất.
Phương pháp làm mềm nước cứng nhờ sử dụng nhiệt
Cách thức thực hiện dựa vào việc làm bốc hơi khí CO2 hòa tan trong nước, từ đó giúp làm giảm đi độ cứng CO3 trong nước. Tuy vậy, nhược điểm của việc sử dụng nhiệt đó là lượng CaCO3 hòa tan có thể vẫn còn tồn tại trong môi trường nước.
Chưng cất nước để làm mềm nước cứng
Chưng cất nước được coi là một giải pháp làm mềm nước cứng sử dụng nhiệt. Lí do là nước thu được sau quá trình chưng cất vô cùng tinh khiết. Tuy vậy đây là một phương pháp có chi phí khá cao, và thường chỉ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.
Giải pháp thẩm thấu ngược để làm mềm nước
Được coi là giải pháp xử lý nước tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, phương pháp này cho hiệu quả cao, có thể loại bỏ được hầu hết lượng muối canxi và magie có trong nước, sau khi trải qua những màng lọc được chế tạo rất đặc biệt.
Dùng trao đổi ion giúp làm mềm nước cứng
Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong thực tế. Nguyên nhân là do hệ thống làm mềm nước sử dụng giải pháp trao đổi ion này có giá cả mềm nhất hiện nay. Phương pháp này cũng dựa trên các đặc tính của các cation có khả năng trao đổi ion.
Chúng sử dụng các polyme hữu cơ chứa những nhóm chức năng anion mà những cation nhị hóa trị (Ca ++) sẽ liên kết mạnh hơn với cation đơn trị (Na +). Như thế những cation Ca2+, Mg2+ sẽ được trao đổi ion với cation Na+, K+ giúp làm mềm nước dễ dàng.
Qua bài viết này mà moitruongsonggiang đã chia sẻ thì quý khách đã hiểu rõ được các lý do nên làm mềm nước cứng cũng như có thể yên tâm lựa chọn các phương pháp làm mềm nước cứng tốt nhất, có chất lượng, và hiệu quả cao nhất.