Quy trình chống thấm cho bể xử lý nước thải

119 Lượt xem - 04-04-2024 14:04

Bể xử lý nước thải là nơi tập hợp xử lý nguồn nước đang trong tình trạng ô nhiễm. Nếu bể không được xử lý chống thấm tốt có thể xuất hiện tình trạng rò rỉ nước thải gây nên những hậu quả xấu về môi trường. Vậy làm thế nào để chống thấm cho bể xử lý nước thải?

Cùng Công ty môi trường Song Giang tham khảo ngay nội dung sau để có thông tin hữu ích.

Tầm quan trọng của việc chống thấm cho bể xử lý nước thải

Như chúng ta đã biết, bể xử lý nước thải chuyên dùng để chứa và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất. Loại nước này thường chứa rất nhiều tạp chất ô nhiễm bao gồm chất hữu cơ, chất vô cơ, hóa chất tẩy rửa, kim loại nặng,...

Nước thải thường có tính ăn mòn cao vì vậy, nếu không được xử lý chống thấm có thể gây nên những vấn đề như:

  • Việc không xử lý chống thấm khiến bể xuất hiện tình trạng hư hỏng, bong tróc và thấm nước gây mất vệ sinh khu vực xử lý, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như tuổi thọ công trình.
  • Khiến việc xử lý nước thải bị gián đoạn khi phải khắc phục sự cố rò rỉ nước thải.

Để hạn chế tối đa những vấn đề có thể xảy ra, việc xử lý chống thấm cho bể là thực sự cần thiết.

Quy trình chống thấm cho bể xử lý nước thải

Chia sẻ quy trình chống thấm bể xử lý nước thải

Để đảm bảo khả năng chống rò rỉ nước thải ra môi trường, công tác chống thấm cần được tiến hành cẩn thận và theo trình tự.

Lựa chọn các loại vật liệu chống thấm cho bể

Hiện trên thị trường chống thấm đang có các loại vật liệu khác nhau. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả cao. Theo đó, các vật liệu chống thấm điển hình có thể kể đến như:

  • Vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu điển hình như Penetron admix.
  • Màng chống thấm gốc xi măng Aquafin 2k, các loại màng chống thấm gốc xi măng Brushbond FLXIII, Seal Coat, Nitocote CM210, Mixseal 230…

Với những vị trí như các khe co giãn, mạch ngưng có thể sử dụng vật liệu như loại băng cản nước Sika Waterbar, thanh trương nở Hyperstop DB 2010, thanh trương nở Hyperstop DB 2015 và Hyperstop DB 2519.

Ngoài ra các cổ ống cũng là vị trí rễ bị rò rỉ nước nên cần được kiểm tra và sử dụng các vật liệu chuyên dụng để chống thấm nước.

Các bước chống thấm bể xử lý nước thải

Dưới đây là các bước chống thấm cho bể để xử lý nước thải, mời bạn cùng tham khảo:

Bước 1 - Thiện hiện xử lý bề mặt bể

  • Với bề mặt bể cũ, cần xử lý loại bỏ toàn bộ rong rêu, tạp chất bám trên bề mặt. Thực hiện kiểm tra lại toàn bộ bề mặt bể và tiến hành gia cố, trám hoặc vá lại những vị trí có vết nứt, nơi kết cấu yếu.
  • Với những bể mới đưa vào hoạt động cần kiểm tra lại tuổi bê tông. Thực hiện trám và vá lỗi những vị trí yếu hoặc vị trí lỗi.
  • Phần đáy bể và thành bể xử lý nước thải phải đảm bảo đặc, chắc chắn, khô ráo. Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng để loại bỏ tạp chất, đất cát, vật liệu rơi vãi.

Bước 2 - Thực hiện trộn vật liệu chống thấm

Cần đọc hướng dẫn sử dụng của đơn vị sản xuất để đảm bảo trộn đúng tỷ lệ quy định. Với những dòng bột khô cần pha với nước sạch để đảm bảo độ sệt, tránh lẫn tạp chất ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm.

Quy trình chống thấm cho bể xử lý nước thải

Bước 3 - Thi công lớp lót cho bể

Tùy thuộc vào loại vật liệu chống thấm mà chúng ta quyết định xem có dùng lớp lót hay không. Theo đó, với những dòng vật liệu có thể sử dụng lớp lót sẽ tiến hành thi công một lớp mỏng trên bề mặt và chờ cho khô. Lớp lót cũng cần đảm bảo độ dày phù hợp, tránh quá dày hoặc mỏng.

Bước 4 - Tiến hành thi công chống thấm cho bể

Sử dụng cọ, lăn hoặc máy phun thi công lên lớp lót trước đó. Có thể thi công 2 đến 3 lớp phủ, tuy nhiên cần đợi lớp phủ trước khô mới thực hiện lớp sau và lớp sau cần quét vuông góc với lớp trước đó.

Với những vị trí dễ bị thấm dột như các khe co giãn, khe nối,... cần kiểm tra tình trạng rò rỉ nước sau khi hoàn thành. Nếu cần thiết có thể quét thêm lớp chống thấm, đồng thời bơm nước để quan sát.

Bước 5 - Thực hiện bảo dưỡng sau thi công

Việc bảo dưỡng phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn vật liệu chống thấm. Nếu chọn những vật liệu nhanh khô mà không cần cấp ẩm thì thời gian bảo dưỡng sẽ nhanh hơn với những dòng vật liệu cần cấp ẩm trong thời gian nhất định.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm để cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với Song Giang để được hỗ trợ.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(12:31 27-04-2024)
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các ...
(12:07 26-04-2024)
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của ...
(12:17 24-04-2024)
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên ...
(09:05 20-04-2024)
Lọc nước giếng khoan bằng cát là phương pháp lọc nước truyền thống đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng ...
(15:12 18-04-2024)
Việc tự thay thế vật liệu lọc nước giếng khoan sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được không ít chi phí thuê thợ. Tuy ...
(14:17 16-04-2024)
Trong mảng xử lý nước cấp thì thường hay sử dụng đến bể lọc nhanh. Đây là loại bể lọc được dùng trong quá ...
Tin tức

Ưu nhược điểm của các loại bồn lọc áp lực

Ngày đăng: 27/04/2024 - 12:31 PM
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các loại nước cấp. ...

Làm sao để nhận biết nước cứng và nước mềm?

Ngày đăng: 26/04/2024 - 12:07 PM
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của nước mà chúng ...

Cách tính toán bồn lọc áp lực xử lý nước thải

Ngày đăng: 24/04/2024 - 12:26 PM
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo bể ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909