Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

406 Lượt xem - 25-11-2023 09:08

Quy trình nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải là việc làm vô cùng có ý nghĩa, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Hãy cùng moitruongsonggiang.com tìm hiểu về các loại vi sinh và quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong ngành xử lý nước thải.

Tìm hiểu về vi sinh vật trong xử lý nước thải là gì?

Các vi sinh xử lý nước thải bao gồm các quần thể vi sinh vật khác nhau, chúng có khả năng phân hủy những chất ô nhiễm, tạo thành năng lượng cho sự phát triển.

Những loại vi sinh này được nuôi cấy phân lập, và được bảo quản để sử dụng giúp cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp được hiệu quả nhất.

Mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có các đặc tính khác nhau. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn một chủng vi sinh vật phù hợp để có khả năng phân huỷ khác nhau nhằm xử lý tốt nhất.

Quy trình nuôi cấy vi sinh vật trong xử lý nước thải

Bước 1. Xác định dạng bùn và số lượng bùn vi sinh cần thiết

Những dạng bùn hoạt tính được dùng trong xử lý nước thải, bao gồm 4 loại: Bùn hoạt tính dạng lỏng, dòngbùn hoạt tính dạng khô, loại bùn vi sinh hiếu khí và kiểu bùn vi sinh kỵ khí.

Khi đã xác định dạng bùn, chúng ta cần xác định được lượng bùn vi sinh cần thiết có nồng độ là bao nhiêu để duy trì hoạt động của các loại vi sinh có thể phân hủy chất ô nhiễm.

Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Xác định nồng độ bùn hoạt tính được tính dựa trên các đặc tính của nước thải.

  • Với bể kỵ khí UASB thì nồng độ từ 400mg/l - 7000mg/.
  • Với bể sinh học thiếu khí, nồng độ bùn từ 2000mg/l - 5000mg/l.

Đối với các dạng bùn và bể khác nhau sẽ có con số cụ thể về nồng độ khác nhau. Để biết bạn cần lựa chọn loại bùn nào, nồng độ bao nhiêu là chính xác hãy comment xuống dưới nhé.

Bước 2. Kiểm tra hệ thống xử lý trước khi tiến hành nuôi cấy

Kiểm tra kỹ công nghệ xử lý nước

Đây là bước kiểm tra công nghệ xử lý nước thải xem chúng đã đạt chuẩn hay chưa. Điều này muốn biết kết quả ra sao thì cần phải có sự hỗ trợ của những chuyên gia có trình độ chuyên môn về mảng xử lý nước thải.

Kiểm tra cụ thể lưu lượng nước thải ban đầu

Điều này vô cùng cần thiết, vì thế bạn cần phải giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng tốc độ lưu lượng đầu vào của nguồn nước thải, nồng độ ô nhiễm của chúng là bao nhiêu. Bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khâu nuôi cấy và phát triển của các vi sinh vật.

Để đảm bảo nồng độ ô nhiễm luôn nằm trong khoảng cho phép để có thể ứng dụng các công nghệ xử lý sinh học. Các bạn cần lưu ý các yếu tố đặc biệt ưu tiên trong khoảng cho phép, chẳng hạn như:

  • Độ PH luôn đạt từ 6,5 - 8,5, nhiệt độ của nước từ 10 - 40 độ C
  • Chỉ số DO từ 2 - 4 mg/L, chỉ số TDS dưới 15g/l
  • Chỉ số BOD5 dưới 500 mg/l đối với các bể khác. Và khoảng 1000 - 1500 mg/l đối với những loại bể sinh học cải tiến.
  • Ngoài ra, tổng lượng chất rắn hòa tan luôn dưới 15 mg/l.
  • Lượng nước sử dụng không chứa chất hoạt động bề mặt kiểu như xà phòng, dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, các chất độc hại gây ảnh hưởng tới vi sinh vật.
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1.

Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Bước 3. Lựa chọn loại men vi sinh xử lý nước thải phù hợp

Đối với mỗi bể xử lý lại cần sử dụng một chủng vi sinh vật khác nhau và cần phải lựa chọn đúng loại sẽ giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru nhất.

Lượng men vi sinh là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý nước thải. Những loại men vi sinh tốt, đầy đủ chủng loại cũng sẽ cung cấp nguồn vi sinh vật có chất lượng cao, chúng có thể xử lý đảm bảo các chỉ tiêu như BOD, COD, Photphat, …

Bước 4. Khởi động lại hệ thống hoặc nuôi cấy lại hệ thống khi cần

Việc kiểm tra và cài đặt những thông số của các thiết bị trong hệ thống như các loại bơm chìm, các loại máy thổi khí, bồn chứa chất dinh dưỡng, ….

Điều chỉnh lại tốc độ lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý.

Bật bơm cấp nước thải và bơm chúng cho đến khi nước thải chảy qua các hệ thống xử lý bằng lượng vi sinh vật hiếu khí. Lưu lượng nước cấp vào cho hệ thống nuôi cấy còn phụ thuộc vào nồng độ các chất ô nhiễm.

Bật máy bơm thổi khí để cung cấp lượng khí oxi cho các vi sinh vật hoạt động. Sau đó, điều chỉnh hệ thống phân phối khí sao cho tràn đều khắp bể. Đảm bảo lượng nồng độ oxy hòa tan luôn trong khoảng từ 2 - 4mg/l.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ xây mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải nói chung cũng như ngành nuôi cấy vi sinh vật trong xử lý nước thải nói riêng, hãy để lại bình luận bên dưới, hoặc gọi cho chúng tôi.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(09:31 04-05-2024)
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên ...
(12:31 27-04-2024)
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các ...
(12:07 26-04-2024)
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của ...
(12:17 24-04-2024)
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên ...
(09:05 20-04-2024)
Lọc nước giếng khoan bằng cát là phương pháp lọc nước truyền thống đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng ...
(15:12 18-04-2024)
Việc tự thay thế vật liệu lọc nước giếng khoan sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được không ít chi phí thuê thợ. Tuy ...
Tin tức

Phương pháp xử lý, lọc nước giếng bằng than củi

Ngày đăng: 04/05/2024 - 09:32 AM
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên nhiều người băn ...

Ưu nhược điểm của các loại bồn lọc áp lực

Ngày đăng: 27/04/2024 - 12:31 PM
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các loại nước cấp. ...

Làm sao để nhận biết nước cứng và nước mềm?

Ngày đăng: 26/04/2024 - 12:07 PM
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của nước mà chúng ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909