Thành phần nước thải sinh hoạt và cách xử lý hiệu quả
Hiểu được thành phần nước thải sinh hoạt sẽ giúp bạn đưa ra cách xử lý nước thải hiệu quả và kinh tế nhất cho mỗi gia đình. Mỗi loại nước thải sẽ mang lại những hệ luỵ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống.
Thành phần của nước thải sinh hoạt
Như các bạn đều biết nước thải sinh hoạt được thải ra sau quá trình sử dụng của mỗi gia đình, chính vì thế trong nước thải sinh hoạt sẽ có chứa nhiều các thành phần khác nhau, chúng bao gồm 52% chất hữu cơ hòa tan và 48% chất vô cơ (như Nitơ, photpho).
Không những thế, trong nước thải sinh hoạt sẽ có nhiều sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người cùng nhiều độc tố của chúng, chẳng hạn như virus gây bệnh tả, các loại vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, khuẩn E.coli, các vi khuẩn gây nên bệnh thương hàn,...
- Nước thải sinh hoạt có chứa tính kiềm: Đây là một môi trường đệm giúp giữ độ pH, trung tính của nước thải sinh hoạt này trong suốt quá trình xử lý sinh hóa.
- Chỉ số BOD (Oxy sinh hóa): Đây là chỉ số được dùng để xác định lượng các chất bị phân hủy sinh hóa có trong nước thải, chúng thường được xác định sau khoảng 5 ngày ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Chỉ số BOD5 có ở trong các loại nước thải sinh hoạt, chúng thường nằm ở mức 100-300mg/l.
- Chỉ số COD (hay còn gọi là Oxy hóa học): Chúng được dùng để xác định lượng các chất bị oxy hóa trong môi trường nước thải. Chỉ số COD ở mức 200-500mg/l.
- Các hợp chất có chứa khí Nitơ: Số lượng của loại hợp chất Nitơ sẽ giúp thay đổi đối với từng loại nước thải sinh hoạt khác nhau.
- Chất khí hòa tan trong nước thải: Gồm toàn bộ các chất khí có thể hòa tan trong nước thải sinh hoạt.
- Thành phần Photpho: Đây là thành phần cần thiết cho quá trình sinh hóa, lượng photpho có trong nước thải sinh hoạt thường ở khoảng 6-20mg/l.
- Về độ pH: giúp xác định tính axit của các loại nước thải. Chỉ số pH trong nước thải sinh hoạt thường nằm ở khoảng 1-14, đối với nước thải sinh hoạt được coi là xử lý hiệu quả khi chúng có nồng độ pH ở mức 6-9 hoặc giúp tối ưu trong khoảng 6,5-8.
- Những chất rắn khác: Đa số các chất rắn gây ô nhiễm ở trong nước thải đều được xem là những chất rắn.
- Ngoài ra trong nước thải còn có một thành phần chiếm đến 99 % đó là nước
Cách xử lý các thành phần của nước thải sinh hoạt
Để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt, đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện tốt một số những biện pháp xử lý dưới đây:
Sử dụng hóa chất để xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp hoá chất này được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Dựa vào những phản ứng hóa học của các chất thải cùng những thành phần hóa chất cho thêm vào, từ đó sẽ loại bỏ được hầu hết vi khuẩn, virus, các tạp chất hữu cơ,... để mang tới một nguồn nước có chất lượng hơn.
Sử dụng liệu pháp hóa lý để lọc nước thải
Áp dụng các phương pháp như keo tụ, bể tuyển nổi, hay hấp thụ, hoặc đông tụ,... trong quy trình xử lý nước thải. Các phương pháp này có thể thực hiện độc lập hoặc có thể kết hợp cùng với những phương pháp hóa học, sinh học hoặc cơ học khác nhau.
Ưu điểm của các cách thức lý nước thải hóa lý này đó là nó giúp mang lại hiệu quả cao và có tính diệt khuẩn tốt. Thời gian để xử lý nước thải nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của các đơn vị xử lý nước thải.
Từ các thành phần nước thải sinh hoạt ở trên và một số cách thức xử lý nước thải mà Song Giang đưa ra, hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cách xử lý nước thải hợp lý. Nếu cần tư vấn thêm về các phương pháp này, hãy liên hệ để Song Giang hỗ trợ bạn qua hotline hoặc bình luận ngay dưới đây.