Tìm hiểu chi tiết về bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải đóng giúp tách các chất rắn hòa tan ra khỏi nước, đảm bảo cho hệ thống phía sau được hoạt động hiệu quả và ổn định hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ về loại bể này.
Trong nội dung bài viết này, Song Giang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống cũng như đặc điểm cấu tạo, ứng dụng của nó.
Tìm hiểu bể tuyển nổi là gì?
Bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải được sử dụng với mục đích là tác các hạt hạt rắn, dầu mỡ và cả các chất không hòa tan ra khỏi nguồn nước. Phương pháp này hoạt động dựa vào sự thay đổi độ tán của khí áp khác nhau.
Hiện nay trên thị trường đang có nhiều loại bể tuyển nổi khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, chức năng mà chúng ta có thể phân thành các dạng như:
- Phân loại dựa theo hình dạng sẽ có dạng hình tròn và hình chữ nhật. Trong đó bể hình tròn được đánh giá cao hơn bể hình chữ nhật. Nguyên nhân là bể hình chữ nhật cần thời gian lưu nước lâu hơn vậy nên quá trình xử lý cũng có thể bị chậm lại.
- Phân loại dựa theo tính chất chúng ta có bể tuyển nổi hóa học, loại cơ học, chân không và áp lực.
Đặc điểm cấu tạo của bể tuyển nổi
Về đặc điểm cấu tạo, nó có đặc điểm như:
- Bể tuyển nổi sẽ được làm chủ yếu từ thép không gỉ. Loại thép này có khả năng chống mài mòn và oxi hóa cực tốt. Tiếp đến là ổ đĩa phân phối khí và bơm, các ống phân phối khí sẽ được tích hợp.
- Phần tiếp theo là hệ thống kiểm soát chất lượng, hệ thống cảm biến nhằm theo dõi áp suất trong bể và kiểm soát lưu lượng nước, thiết bị giúp kiểm sát mức độ bùn, thiết bị sử dụng đo nồng độ TSS và cuối cùng là bảng điều khiển để cài đặt toàn bộ hệ thống bể.
Vai trò bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải
Bể tuyển nổi giúp:
- Loại bỏ các cặn hữu cơ khó loại bỏ như váng dầu, mỡ, váng sữa và có khả năng xử lý lên đến 95% các loại tạp chất này.
- Thời gian lưu nước ngắn và có thể giảm thời gian xử lý cũng như thể tích cho các công đoạn phía sau.
Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình xử lý nước thải trong hệ thống phía sau được hoạt động trơn tru và hiệu quả, tuy nhiên việc lắp đặt bể tuyển nổi cũng có những hạn chế khác nhau.
Điển hình nhất đó là chi phí vào bộ phận này cũng khá cao và tốn khá nhiều chi phí khi bảo dưỡng. Ngoài ra do cấu tạo phức tạp nên quy trình kiểm soát cũng khó khăn hơn vì vậy yêu cầu trình độ nhân viên cũng cao hơn.
Tìm hiểu quy trình hoạt động của bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi sẽ hoạt động theo quy trình sau:
- Nước thải sẽ được đưa vào bồn khí tan nhờ hệ thống bơm áp lực cao.
- Tiếp đến, không khí sẽ được cấp vào bồn khí tan nhờ máy nén khí, tại thời điểm này nước và không khí sẽ được hòa trộn với nhau tới nước bị bão hòa.
- Nước bão hòa chảy vào tuyển nổi của bể thông qua van giảm áp suất, áp suất được giảm đột về áp suất khí quyển.
- Khi đó, không khí bị bão hòa trong nước sẽ được tách ra và bám dính vào các hạt cát, tạp chất trên bề mặt nước. Chất rắn nặng sẽ được lặng xuống đáy bể và cũng được gom rồi đưa ra bên ngoài để xử lý.
Ứng dụng của bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống xử lý nước thải nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đồng thời giúp giảm tải cho các hệ thống phía sau. Chúng thường được sử dụng cho:
- Hệ thống xử lý nước thải nơi có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
- Được sử dụng cho các lò mổ gia súc, gia cầm, nước thải của nhà máy sản xuất thịt, đồ hộp, sản xuất bơ.
- Lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm, hải sản, bánh kẹo.
- …..
Vừa rồi là toàn bộ các thông tin về hệ thống bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng, vai trò của bộ phận này. Nếu bạn cần được hỗ trợ tư vấn thêm, hãy liên hệ với moitruongsonggiang.com qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng.