Tính chất nước thải sinh hoạt và các cách xử lý
Tính chất nước thải sinh hoạt cũng như cách xử lý nước thải hiệu quả là điều mà hầu hết mọi người quan tâm. Bởi nước thải có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống hiện nay.
Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây của Công ty môi trường Song Giang để tìm câu trả lời.
Tác động của nước thải sinh hoạt với môi trường và con người
Nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý đã xả ra môi trường, chúng gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường và sức khỏe người dùng.
- Nước thải tác động đến đất: Nước thải thải ra môi trường ngấm vào mạch nước ngầm, tác động trực tiếp đến nguồn nước sạch, gây ra các vấn đề sức khỏe và các loại cây.
- Tác động đến không khí: Nước thải sinh hoạt gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng của không khí, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về hô hấp.
- Tác hại đến nguồn nước: nước thải lan tràn tác động đến các nguồn nước khác, làm thay đổi cấu của nước. Nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm này lâu dần có thể gây bệnh cho con người.
- Gây bệnh cho người dùng: Sau khi sử dụng nước thải bị ô nhiễm này một thời gian sẽ gây ra các vấn đề liên quan như: bệnh đường ruột, viêm da, thậm chí gây ung thư, vấn đề gen, …
Phân tích tính chất nước thải sinh hoạt
Phân tích tính chất hóa học của nước thải
Tính chất hóa học của nước thải sinh hoạt được thể hiện qua 4 chỉ số: độ pH, chỉ số DO, BOD, COD.
- Về độ pH: đây là chỉ số rất quan trọng trong việc xử lý nước thải, chúng đóng vai trò quyết định các phương pháp điều chỉnh các lượng hóa chất để có thể đảm bảo hiệu quả xử lý.
- Về DO: là tỷ lệ khí oxy hòa tan trong nước, chỉ số này quyết định sự sống cho vi sinh vật.
- Chỉ số BOD và COD là các chỉ số thể hiện nhu cầu oxy sinh hóa và oxy hóa học: chúng giúp đánh giá lượng oxy cần thiết cho việc diễn ra quá trình sinh hóa và hóa học.
Phân tích tính chất vật lý
- Nhiệt độ, mùi vị và màu sắc là nhưng điểm bạn có thể quan sát và cảm nhận dễ dàng khi nghiên cứu mẫu nước thải sinh hoạt.
- Về nhiệt độ: chúng phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu và thời tiết, cũng như ảnh hưởng tới tình trạng tự nhiên của loại nước thải.
- Về màu sắc và độ đục: nước thải sinh hoạt thường có màu đen hoặc nâu và độ đục của nước thải sinh hoạt cũng tăng cao khi có thêm các chất phân hủy và các hạt lơ lửng.
- Về mùi vị: Mùi nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào khối lượng và các đặc điểm của những chất gây ô nhiễm.
Tính chất sinh học của nước thải
Tính sinh học của nước thải bao gồm vi sinh vật, vi khuẩn, và virus. Chúng đều là những loại gây nguy hiểm cho môi trường và con người nếu chưa xử lý đã thải ra ngoài.
Các phương pháp xử lý sạch nước thải sinh hoạt
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm của nước thải trước khi thải ra môi trường, bạn có thể thực hiện một trong những cách dưới đây:
- Thêm hóa chất vào trong nước thải: Cho thêm các chất hóa chất để tạo ra các phản ứng hóa học, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm.
- Dùng phương pháp sinh học: bao gồm hiếu khí và kỵ khí:
- Dùng vi sinh vật kỵ khí để xử lý sạch sẽ các chất bẩn trong nước thải khi môi trường không có oxy. Hoặc cho vi sinh vật hiếu khí vào trong môi trường có oxy để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt:
- Ưu điểm của 2 phương pháp sinh học này là chúng rất an toàn và thân thiện với môi trường, vì chúng có sử dụng vi sinh vật có lợi để xử lý nước thải.
- Áp dụng xử lý bằng hóa lý: dùng phương pháp như keo tụ, sử dụng bể tuyển nổi, hay hấp thụ, hoặc đông tụ để tách và loại bỏ những chất gây ô nhiễm.
- Dùng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải: Lắp đặt bể tự hoại tại mỗi gia đình để giảm thiểu những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường.
- Những phương pháp này chúng ta có thể áp dụng độc lập hoặc có thể kết hợp với những phương pháp khác.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải, bạn có thể liên hệ Song Giang để chúng tôi tư vấn hướng dẫn bạn chi tiết.