Top các công nghệ màng sinh học phổ biến nhất

300 Lượt xem - 08-03-2024 08:04

Màng sinh học được xem là giải pháp xử lý nước thải hiệu quả và mang tính an toàn cao khi ít có sự xuất hiện của các chất hóa học. Đây được xem là một trong những đột phá quan trọng trong xử lý nước thải.

Trong nội dung này, mời anh chị cùng Song Giang tìm top công nghệ màng sinh học xử lý nước thải phổ biến hiện nay.

Yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển màng sinh học

Màng sinh học xử lý nước thải được hình từ các cụm vi sinh vật trong tự nhiên như vi khuẩn, nấm,... và bám trên bề mặt vật liệu. Chúng thường phát triển thành từng lớp và có tốc độ phát triển nhanh chóng khi được tạo môi trường thuận lợi.

Theo đó, để màng sinh học hình thành và phát triển tốt cần cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi các vi sinh vật từ dạng phù du sang trạng thái màng.
  • Độ pH cũng là yếu tố quan trọng, tác động đến tốc độ phát triển và sự hình thành màng.
  • Nhiệt độ tối ưu nhất cho các vi sinh vật phát triển là 40 độ, vì vậy cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho chúng phát triển.
  • Các yếu tố tác động đến sự hình thành màng của các vi sinh vật bao hồm diện tích, bề mặt tiếp xúc,...

Top các công nghệ màng sinh học phổ biến nhất

Top các công nghệ màng sinh học phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ màng sinh học cho hiệu quả xử lý cao và thân thiện môi trường, vì vậy chúng được áp dụng rất nhiều trong xử lý nước thải. Dưới đây là các công nghệ màng sinh học được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.

Ứng dụng màng sinh học trong công nghệ xử lý MBR

Màng MBR chính là kết hợp của bùn hoạt tính và màng tách. Nước thải đi qua màng MBR sẽ được làm sạch nhờ hệ thống vi lọc với kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 0,2um. Các chất bẩn, bùn, vi sinh vật sẽ được giữ lại trên bề mặt.

Loại màng này cho lại hiệu quả xử lý nước cao, tuy nhiên chúng rất nhanh bẩn nên cần được thường xuyên làm sạch. Bên cạnh đó, màng có hàm lượng sinh khối cao, cần được cấp khí liên tục dẫn đến việc tốn nhiều năng lượng.

Màng sinh học MBR thường được sử dụng cho nhiều hệ thống nước thải khác nhau và chúng thường được dùng để thay thế cho bể lắng giúp giảm diện tích xây dựng những vẫn duy trì chất lượng nước thải đạt chuẩn.

Màng sinh học công nghệ MBBR

Công nghệ màng MBBR sử dụng nhựa nổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật bám vào và phát triển. Chính vì vậy, chúng được liệt vào dạng màng sinh học giường di chuyển.

Loại màng sinh học này có khả năng xử lý chất hữu cơ và xử lý tốt bồng độ BOD trong nước. Để có thể hoạt động tốt nhất, màng MBBR cần được giữa trong trạng thái lơ lửng vậy nên chúng cần được bố trí ở gần nước và sục khí liên tục.

Top các công nghệ màng sinh học phổ biến nhất

Màng FBR trong hệ thống xử lý nước thải

Khác với màng công nghệ MBBR ở trạng thái di chuyển liên tục, màng sinh học FBR thuộc dạng giường cố định. Chúng thường được gắn vào trong một khối vật liệu cố định.

Để có thể xử lý nước thải, màng FBR cần được cung cấp oxy liên tục nhằm duy trì sự sống và phát triển của các vi sinh vật. Màng sinh học FBR tiêu thụ năng lượng thấp, vì vậy chúng giúp giảm chi phí vận hành.

Tuy nhiên, khả năng xử lý cũng như khả năng hoạt động của chúng không linh hoạt như màng MBR và MBBR. Vì vậy, tùy thuộc vào yêu cầu và tình hình thực tế mà các hệ thống xử lý nước thải sử dụng loại màng sinh học phù hợp.

Vì sao nên sử dụng màng sinh học trong xử lý nước thải?

Màng sinh học được xem như một công cụ tuyệt vời trong việc phân hủy các chất ô nhiễm một cách hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh thực tế qua việc những hệ thống xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học đều cho ra chất lượng nước đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Bên cạnh đó, màng sinh học ít có sự xuất hiện của các chất hóa học nên khá an toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, công nghệ màng sinh học còn giúp tiết kiệm diện tích xây dựng cho các nhà máy xử lý nước thải, giúp giải quyết bài toán về diện tích.

Vừa rồi là toàn bộ thông tin về các công nghệ màng sinh học xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay. Nếu anh chị còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến công nghệ này cũng như đến hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với Song Giang để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(09:31 04-05-2024)
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên ...
(12:31 27-04-2024)
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các ...
(12:07 26-04-2024)
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của ...
(12:17 24-04-2024)
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên ...
(09:05 20-04-2024)
Lọc nước giếng khoan bằng cát là phương pháp lọc nước truyền thống đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng ...
(15:12 18-04-2024)
Việc tự thay thế vật liệu lọc nước giếng khoan sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được không ít chi phí thuê thợ. Tuy ...
Tin tức

Phương pháp xử lý, lọc nước giếng bằng than củi

Ngày đăng: 04/05/2024 - 09:32 AM
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên nhiều người băn ...

Ưu nhược điểm của các loại bồn lọc áp lực

Ngày đăng: 27/04/2024 - 12:31 PM
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các loại nước cấp. ...

Làm sao để nhận biết nước cứng và nước mềm?

Ngày đăng: 26/04/2024 - 12:07 PM
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của nước mà chúng ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909