Vì sao cần xác định chỉ số TSS trong nước thải?
Trong ngành xử lý nước thải, hầu như các chuyên gia đều nhắc đến chỉ số TSS. Vậy thực chất chỉ số TSS là gì? Cách đo ra sao không hẳn ai cũng biết. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Song Giang tìm hiểu nhé!
TSS là gì? Cách đo chỉ số TSS ra sao?
TSS là gì? TSS (Total suspended solids) được hiểu là các chất rắn lơ lửng có trong nước. Những hạt chất rắn này có thể tồn tại dưới dạng hữu cơ, vô cơ hoặc hạt chất lỏng có pha trộn cùng nước.
Tóm lại, TSS là trọng lượng khô của các chất rắn được giữ lại bởi hệ thống các lưới lọc. Căn cứ vào chỉ số TSS này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo lường chất lượng của nguồn nước thải sau khi đã qua xử lý tại các nhà máy đã lọc và xử lý nước thải nói chung.
Để đo được chỉ số TSS một cách chuẩn xác nhất, thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ dưới đây: cốc, tủ nung, tủ sấy, bình hút ẩm, giấy lọc thủy tinh, bộ lọc chân không cùng 1 chiếc cân phân tích.
Về cốc thì bạn có thể sử dụng cốc sứ, thủy tinh,… Tủ nung nên dùng loại có nhiệt độ 550± 50°C. Tủ sấy dùng loại có nhiệt độ 103- 105°C. Về cân phân tích thì chọn loại có độ chính xác càng cao càng tốt.
Sau khi có đủ dụng cụ, bạn tiến hành đo đạc và áp dụng công thức đo chỉ số TSS như sau: Lấy tổng cộng chất rắn - Tổng chất rắn hòa tan = tổng cộng chất rắn - Chất rắn lơ lửng - Chất rắn bay hơi.
Chính vì thế, bạn buộc phải đo một cách cẩn thận để được chính xác 2 chỉ số nêu trên. Để tính toán được hàm lượng của chất rắn TSS ở đây thì bạn áp dụng công thức trên với các chỉ số đo được:
- Chất rắn lơ lửng = [(d-c)×1000]/V (ml).
- Chất rắn bay hơi được tính = [(c-b)×1000]/V (ml).
- Chất rắn tổng cộng = [(b-a)×1000]/V (ml).
Cách đo chỉ số TSS = [(b-a)×1000]/V - [(d-c)×1000]/V - [(c-b)×1000]/V.
Vai trò của chỉ số TSS đối với nguồn nước
Dựa vào chỉ số TSS này, các chuyên gia sẽ phân loại được từng mức độ ô nhiễm của nước. Từ đó, lên kế hoạch cải tạo hệ thống xử lý nước thải để giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm của chúng trước khi đưa nước trở về môi trường. Chỉ số TSS này có ảnh hưởng khá lớn đến môi trường nước.
Trên thực tế, tổng chất rắn lơ lửng TSS này có tác động trực tiếp đến nguồn nước. Chẳng hạn như, chỉ số cao sẽ khiến cho nhiệt độ của nước bề mặt tang lên, lượng oxy hòa tan giảm xuống.
Từ đó, các sinh vật dưới nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và nguồn sống. Không những thế, hàm lượng TSS cao còn làm hạn chế khả năng nhìn của các loài cá, gây ra tình trạng nghẽn mang cá, khiến chúng bị suy giảm chức năng đề kháng và sinh trưởn.
Chỉ số TSS cao còn khiến quá trình phát triển của ấu trùng, các loại trứng bị chậm lại, ngăn chặn quá trình sinh trưởng.
Bên cạnh đó, chỉ số này khiến lượng ánh sáng xuyên xuống dòng nước bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp những loài thực vật sống dưới nước bị giảm sút, hàm lượng oxy hòa tan cũng sẽ giảm theo, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của chúng.
Bởi thiếu oxy trong nước, khiến việc thở trở nên khó khăn và dễ dàng đứng trước bờ vực sống còn. Từ những ảnh hưởng nghiệm trọng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng việc xử lý các chỉ số TSS này là điều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta không phát hiện và xử lý vấn đề kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng lớn.
Để xử lý hoàn toàn các vấn đề liên quan đến chỉ số TSS thì cách nhanh nhất là liên hệ trực tiếp đến các chuyên gia của Công ty môi trường Song Giang, chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý nhanh gọn và triệt để, mang lại nguồn nước sạch và an toàn nhất.