3 cách xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm

111 Lượt xem - 01-11-2023 10:02

Ngành nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nước thải chưa xử lý từ những trang trại nuôi tôm đang gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.

Để có thể kiểm soát nguồn nước này một cách hiệu quả, hãy cùng Song Giang tìm hiểu các cách xử lý nước thải từ ao nuôi tôm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Ảnh hưởng của nước thải ao nuôi tôm đến môi trường

Bên cạnh những hiệu quả lớn về kinh tế, nguồn nước thải ra từ ao, trang trại nuôi tôm đang gây nên nhiều vấn đề về môi trường. Theo đó, nước nuôi tôm tồn tại rất nhiều các chất hữu cơ do thức ăn tôm còn dư thừa và lắng xuống đáy ao hồ.

Ngoài ra, còn có một lượng chất thải của tôm, tồn dư hóa học, thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh cho tôm,... Nguồn nước này chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển.

Mặt khác, các hợp chất hữu cơ dư thừa trong nước còn khiến hàm lượng oxy hòa tan bị sụt giảm, BOD, COD cùng khí độc tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm nuôi.

Nếu nguồn nước này xả thẳng ra môi trường mà không xử lý có thể gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Không những thế, đây còn là nguồn gốc gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho chính loài tôm và nhiều sinh vật sinh sống dưới nước.

3 cách xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm

Biện pháp xử lý nước thải ao tôm hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải phát sinh từ các ao nuôi tôm hiệu quả. Trong đó có cả cách cách kết hợp sinh học và công nghệ hiện đại. Điển hình nhất đó là phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng cá rô phi, bằng sò huyết và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải.

Phương pháp xử lý nước bằng cá rô phi

Cá rô phi là loài cá ăn tạp và có sức sống khỏe, vì vậy chúng được nhiều chuyên gia lựa chọn để xử lý nước thải ao tôm. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cần thiết kế một hệ thống bể lọc gồm 2 ao nuôi cá rô phi, 1 ao để nuôi cỏ rong.

Với nước thải ao tôm được bơm vào bể lọc. Quá trình này giúp tách riêng các hợp chất hữu cơ, sau đó nước sẽ chảy xuống ao nuôi cá rô phi 1. Lúc này cá trong áo sẽ ăn hết các chất hữu cơ, và các chất lơ lửng sẽ lắng lại.

Sau quá trình này, nước sẽ chảy xuống ao thứ 2 và lặp lại quy trình giống ao 1. Tuy nhiên khâu cuối, nước từ ao số 2 sẽ chảy đến ao cỏ rong. Lúc này các vi sinh vật, thực vật sẽ hấp thụ các chất còn lại, đồng thời ngăn cặn chất lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.

Dùng sò huyết để xử lý nước thải ao tôm

Ở cách làm này, sò huyết sẽ được nuôi trong ao tôm. Nhờ đặc tính của mình, loại sinh vật này đóng vai trò như một chiếc máy lọc sinh học, chúng ăn các chất cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du trong nước, giúp nước trong và sạch hơn.

Trong phương pháp này cần 1 rãnh lắng bùn và 1 ao xử lý, 1 ao chứa.

Khi nuôi sò huyết, chú ý mật độ nuôi sẽ là 80 con/m2 trong 15 ngày, sau đó chuyển sang ao chứa có thả cá rô phi và cá vược. Tại đây cá sẽ tiếp tục ăn và làm sạch các chất hữu cơ.

3 cách xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm

Hệ thống XLNT công nghiệp xử lý nước thải ao tôm

Đây là biện pháp xử lý cho ra chất lượng nước cao nhất. Phương pháp này sử dụng các loại bể lắng, bể lọc, bể xử lý nước thải công nghiệp.

Các chất lơ lửng trong nước thải sẽ được tách bằng thiết bị lọc, sau đó nước được đưa đến các bể xử lý sinh học. Tại đây, các vi sinh vật bùn này sẽ chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành vô cơ hoặc sinh khối các loại vi khuẩn.

Nước thải sau khi qua bể sinh học sẽ được chuyển đến để lắng tách bùn. Cuối cùng là chuyển đến bể khử trùng để diệt khuẩn và sau đó được đưa lại để tái sử dụng hoặc thải ra môi trường.

Phương pháp xử lý với hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thường được áp dụng cho hệ thống nuôi tôm lớn. Và đương nhiên, chi phí lắp đặt hệ thống này cũng không hề nhỏ và cần có sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia xử lý môi trường.

Vừa rồi là gợi ý về các cách xử lý nước thải ao nuôi tôm. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách xử lý nguồn thải này hay các hệ thống lọc nước giếng khoan, hệ lọc RO, hệ làm mềm,..., hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline của công ty.

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(10:48 30-11-2023)
Màng RO chính hãng là màng lọc quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước nói chung và trong các thiết bị máy lọc nước ...
(09:14 30-11-2023)
Hiện nay có rất nhiều phương pháp làm mềm nước cứng bao gồm sử dụng hóa chất, trao đổi ion, sử dụng nhiệt và có ...
(13:57 27-11-2023)
Đa số hiện nay nguồn nước khoan hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để xử lý nước giếng ...
(09:08 25-11-2023)
Các vi sinh xử lý nước thải bao gồm các quần thể vi sinh vật khác nhau, chúng có khả năng phân hủy những chất ô ...
(10:12 24-11-2023)
Tìm hiểu các chất xử lý nước thải sản xuất bún sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác nhất trong việc xử lý ...
(10:37 23-11-2023)
Bùn thải khi xử lý nước thải là chất thải được thu gom qua hệ thống xử lý nước thải. Chúng có thể là bùn thải ...
Tin tức

4 bí quyết giúp nhận biết màng RO chính hãng

Ngày đăng: 30/11/2023 - 10:48 AM
Màng RO chính hãng là màng lọc quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước nói chung và trong các thiết bị máy lọc nước nói riêng. Vậy ...

Những lưu ý quan trọng khi làm mềm nước cứng

Ngày đăng: 30/11/2023 - 09:14 AM
Hiện nay có rất nhiều phương pháp làm mềm nước cứng bao gồm sử dụng hóa chất, trao đổi ion, sử dụng nhiệt và có cả các phương ...

Chia sẻ 6 cách xử lý nước giếng khoan mới đào

Ngày đăng: 27/11/2023 - 01:57 PM
Đa số hiện nay nguồn nước khoan hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để xử lý nước giếng khoan mới đào đúng ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909