Các thông số khi vận hành hệ RO lọc nước
Hiện nay trên thị trường hệ RO lọc nước vô cùng phổ thông và được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến ý nghĩa của các thông số hệ thống lọc với công nghệ thẩm thấu ngược này. Hãy cùng Song Giang tìm hiểu cụ thể các thông số này mang ý nghĩa gì nhé!
Ý nghĩa các thông số của hệ RO lọc nước
Các thông số viết tắt bao gồm: RO, SS, TDS, TSS, SDI, Flux,…. Mang một ý nghĩa khác nhau mà không phải ai cũng biết, thậm chí cả các kỹ thuật viên lắp đặt cũng không hiểu hết.
- RO: là chữ cái viết tắt của cụm từ Revere Osmosis mang ý nghĩa là lọc thẩm thấu ngược
- SS: hay còn được biết là Suspended solid. Đây là chỉ số hiển thị các chất rắn lơ lửng không tan. Cũng giống như TSS là tổng các chất rắn lơ lửng không tan trong nước.
- Chỉ số TDS: viết tắt từ cụm từ “Total dissolved solid”. Đây là tổng các chất rắn hòa tan trong môi trường nước.
Điều này được hiểu đơn giản như ví dụ sau: Trong một cốc nước có chứa các thành phần SS (không tan) chẳng hạn: chất cặn bẩn, các bụi lơ lửng, …Tổng cộng chúng lại gọi là TSS (mg/l). Và có những thành phần DS ( hòa tan) nằm dưới dạng các ion trong nước như: Ca2+, Mg2+, CO3 2+,…Tổng cộng chúng lại là TDS (mg/l).
Chỉ số TSS càng cao thì nước uống này càng không tốt cho sức khỏe. Chỉ số TDS đối với nước uống khoảng 50 -150 mg/l, vì chúng có chứa một số các ion cần thiết cho cơ thể.
Chúng ta có thể kiểm tra chỉ số này dễ dàng bằng việc lấy bút TDS thử để cho vào nước đầu ra của máy lọc RO để kiểm tra. Đây chính là lý do vì sao người ta thường hay kèm theo những cột lọc khoáng bên trong các hệ thống lọc nước RO gia đình.
- Chỉ số SDI: viết tắt từ “Silt density index” đây là các chỉ số đo mật độ bùn. Đây cũng là các thông số quan trọng để đánh giá số lượng hạt dạng keo, các huyền phù có trong nguồn nước trước khi cho vào hệ lọc RO. Chỉ số này SDI >5 sẽ nhanh khiến màng RO tắc, lưu lượng của dòng sản phẩm giảm nên người dùng phải súc rửa màng thường xuyên.
- Chỉ số độ cứng: chỉ số này tính chung cho những ion Mg2+, Ca2+ ,… Độ cứng của nước cao sẽ làm cho các màng mau bị bám cáu cặn, gây tắc nghẽn. Đặc biệt, với nguồn nước ngầm thường có độ cứng cao, chúng ta cần phải có bước tiền xử lý trước khi vào hệ lọc nước RO.
- Chỉ số Chlorine: Hàm lượng Clo có trong nước cấp để khử trùng cho nguồn nước. Tuy nhiên khi lượng Clo tồn tại trong nước ở dạng tự do ClO, HClO chúng sẽ phá hủy lớp màng RO. Chính vì vậy, các nhà sản xuất yêu cầu lượng clo tự do phải nhỏ hơn 0.1 mg/l.
- Chỉ số Pass hay stage: Chúng ta cứ tạm gọi là bước xử lý trong kiểu hệ thống RO, thông thường là dạng 1 bước hoặc 2 bước.
- Mảng Array là 1 dãy số. Mỗi pass sẽ có khoảng 1 dãy hoặc 2 dãy này để có tiếp tục xử lý dòng concentrate hay không.
- Thông số Permeate hay được gọi là Product: Đây là dòng sản phẩm của hệ RO.
- Chỉ số Reject hay Concentrate là dòng thải loại bỏ của hệ RO lọc nước.
- Recovery rate là tỉ lệ dòng sản phẩm của hệ RO.
- Chỉ số Flux được biết đến là lượng nước đi qua màng lọc RO trên 1 đơn vị diện tích màng. Chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ lượng nước đầu vào vô càng sạch. Ví dụ cụ thể đối với nước thải flux có chỉ số từ 5-10, thì nước biển flux từ 8-12, với nước mặt (sông, suối) chỉ số flux từ 10-14, lượng nước ngầm flux là từ 14-18.
- Thông số Conductivity biểu hiện lượng điện dẫn. Nếu chỉ số này cao nghĩa là trong nước sẽ có chứa nhiều các ion, như vậy khả năng dẫn điện cao. Và ngược lại.
- Chỉ số Resistivity được hiểu là các chỉ số điện trở. Ngược lại điện dẫn, cách tính thì ta cần lấy 1/conductivity. Theo các lý thuyết điện trở của nước tối đa có thể lên tới 18.2 Mohm. Đây chính là lý do tại sao người ta lại nói nước tinh khiết không có khả năng dẫn điện.
Trên đây là các chỉ số mà các bạn thường hay gặp phải khi làm việc với các hệ thống xử lý nước mang công nghệ thẩm thấu ngược của hệ thống lọc nước RO. Các bạn đang quan tâm công nghệ này, hãy liên hệ Song Giang để hỗ trợ bạn nhé!