Chia sẻ 3 cách làm giảm độ đục của nước
Độ đục của nước là gì? Cách làm trong nước, giảm độ đục ra sao? … Trong khi độ đục ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nguồn nước. Chính vì thế, hãy theo chân Công ty môi trường Song Giang để tìm lời giải đáp.
Tìm hiểu chi tiết về độ đục của nước
Độ đục của nước được hiểu là mức độ mất đi sự trong suốt của nước, nguồn nước không còn giữ được độ trong vốn có theo tiêu chuẩn, do có sự xuất hiện của hạt màu lơ lửng mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Những hạt lơ lửng này ảnh hưởng trực tiếp tới màu sắc của nước, gây ra hiện trạng “đục”.
Độ đục này cũng được coi là đặc tính quang học của nguồn nước, chúng biểu hiện của lượng ánh sáng sau xuyên qua nguồn nước, sẽ bị phân tán bởi những vật chất có trong nguồn nước như: các hạt lơ lửng, bùn bẩn, đất sét, tảo và những vi sinh vật phù du,....
Độ đục của nguồn nước càng cao càng thể hiện việc những hạt và các tạp chất có trong nước càng nhiều. Mức độ đục nãy cũng được coi là chỉ số thể hiện mức độ ô nhiễm của nước và cần khắc phục sớm để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những sinh vật khác.
Hiện nay có 2 biện pháp được áp dụng để đo độ đục của nước, phổ biến là: phương pháp trực quan hoặc dùng máy đo độ đục chuyên dụng.
Cách giảm độ đục, làm trong nước
Việc kiểm tra và đo lường độ đục của nguồn nước là rất cần thiết để từ đó đưa ra các giải pháp xử lý tối ưu và hiệu quả nhất. Có rất nhiều các phương pháp khác nhau có thể thực hiện để giúp cho nguồn nước của chúng ta trở nên trong hơn và đạt tiêu chuẩn hơn, cụ thể như sau:
Dùng phèn chua để lấy lại độ trong của nước
Phèn chua là phương pháp được sử dụng từ thời xa xưa để lấy lại độ trong của nước, cách thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng mà lại giúp tiết kiệm chi phí tối đa. Chỉ cần 1gr phèn chua là các bạn đã có thể xử lý được khoảng 20 lít nước thành phẩm.
Cách thực hiện đơn giản như sau: Bạn chỉ cần cho 1 lượng phèn chua vào nguồn nước cần làm trong, sau một khoảng thời gian nhất định, những chất cặn bẩn bị sẽ chìm xuống đáy bình, đồng thời trả lại phần nước sạch trên bề mặt.
Đây là phương pháp tương đối an toàn, chúng không ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian những chất cặn bẩn này có thể chìm xuống đáy, bạn có thể sử dụng thêm hoá chất PAC đóng vai trò là chất trợ lắng cũng khá hiệu quả.
Dùng hoá chất Clo để làm sạch nước
Clo tác dụng với nước sẽ sản sinh ra hợp chất có khả năng diệt hầu hết các loại vi khuẩn, vi sinh vật và những vi trùng có hại trong nước. Không những vậy, lượng Clo còn công dụng với những chất rắn có trong nước giúp chúng ta loại bỏ chất rắn và làm nước trong hơn, sạch hơn và không còn mùi khó chịu, hôi tanh nữa.
Biện pháp này đặc biệt an toàn, thậm chí hóa chất Clo còn được sử dụng phổ biến trong các hệ thống lọc nước giếng khoan cho mục đích ăn uống hàng ngày, giúp nguồn nước ngọt hơn và đậm vị hơn.
Làm trong nước bằng muối
Muối vừa có tác dụng làm trong nước, giảm độ đục, lại có hiệu quả khử trùng , giúp tiêu diệt các nguồn bệnh trong nước.
Cách thực hiện rất dễ: cho trực tiếp một lượng muối vừa đủ vào khu vực có nước đục, có màu, sau đó bạn khuấy đều hoặc để một lúc là muối tự tan, lúc này nước sẽ dần dần trở nên trong suốt, giảm hẳn màu đục và giảm ô nhiễm hiệu quả.
Thông qua bài viết, Song Giang mong muốn có thể giúp bạn đọc biết thêm các cách xử lý nguồn nước kịp thời để nước trong trở lại, tránh gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.