Giải đáp thắc mắc vấn đề nước giếng khoan có cặn đen
“Xin chào các chuyên về mảng xử lý nước giếng khoan, gia đình tôi ở TP.HCM hiện đang dùng nước giếng khoan đào, nhưng thời gian trở lại đây nguồn nước mà gia đình tôi đang sử dụng, cụ thể là nước giếng khoan có cặn đen và có mùi khá khó chịu.
Tôi không biết nguyên nhân vì sao và điều này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình tôi không. Nếu có thì chúng tôi nên xử lý dứt điểm trên bằng cách nào. Mong chuyên gia giải đáp giúp, tôi chân thành cảm ơn!” - Anh Thanh 38 tuổi.
Xin chào anh Hùng, chuyên gia tư vấn của Công ty môi trường Song Giang có gửi đến anh một số lý giải dưới đây, anh tham khảo và có thắc mắc them về các vấn đề có thể để lại số điện thoại hoặc gọi trực tiếp cho chúng tôi.
Tại sao nước giếng khoan có cặn đen?
Như anh cũng biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, trong đó có mangan. Đây là chất thường gặp trong nước ngầm, ngay cả với nước máy đã được xử lý cũng vẫn có thể bị nhiễm mangan. Kim loại nặng này khiến nguồn nước bị cặn đen.
Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm kim loại mangan có biểu hiện rất dễ thấy và có thể nhìn ra bằng cảm quan, như: nước có màu đục và có mùi tanh khá khó chịu. Thông thường các lớp cặn có màu đen này, thường bám xuống đáy và thành của các bồn chứa.
Nước giếng khoan có cặn đen có tác hại gì?
Tác động đến sinh hoạt hàng ngày
Như đã nói ở trên nước bị cặn đen do Mangan gây ra. Thông thường chúng gây ra các cặn ố trên thiết bị sử dụng đến nước, vì thế khi chúng ta sử dụng nguồn nước này hằng ngày để lau rửa, để giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của các đồ dùng.
Nhất là giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn cũng sẽ hình thành vệt ố bẩn có màu nâu, màu đen trên quần áo đang sử dụng, do quá trình oxy hóa gây ra. Kim loại Mangan trong nước khi gặp clo sẽ tạo ra kết tủa cặn bám có thể dẫn tới tình trạng tắc đường ống.
Tác động đến sức khỏe
Khi hàm lượng mangan cao từ 1- 5 mg/lít sẽ tác động trực tiếp đến một số cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Chúng gây đột biến cũng như hình thành những căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản… nhưng nó lại có liên quan đến hệ thần kinh, gây ra độc tố, gây độc đối với phổi, hệ thần kinh và hệ tim mạch.
Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú hay trẻ nhỏ, nếu sử dụng nước có chứa mangan lâu dần cũng ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Làm thế nào để loại bỏ cặn đen trong nước giếng khoan?
Có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ cặn đen có trong nước giếng, trong đó phải kể đến 3 cách thức dưới đây:
- Thông qua bể lắng: Tác dụng của các bể lắng đó là chúng làm giảm hàm lượng của các cặn lơ lửng có trong nguồn nước. Đồng thời bể lắng còn giúp những hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ chìm xuống phía đáy của bể. Tuy vậy thì hiệu quả của bể lắng cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình oxy hóa.
- Phương pháp làm thoáng: Đối với phương pháp này bạn có thể sục khí oxy, làm giàn phun mưa, hay tháp cao tải . Mục đích chính đó là làm oxy hóa mangan và khử đi CO2 và khí H2S, từ đó làm tăng độ PH của nước.
- Sử dụng bể lọc: bể lọc giúp giữ lại hạt cặn lơ lửng bên trong nước với kích thước lớn mà đồng thời chúng còn giữ lại những hạt keo sắt, và kết tủa của MnO2, các keo hữu cơ gây nên độ đục độ màu.
Ngoài ra, cách nhanh chóng và hiệu quả lọc đến 99,9% đó là sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan đầu nguồn cho gia đình, để tránh tình trạng nước bị vấn đề cặn đen ở trên.
Mong rằng với những kiến thức được chia sẻ trên đây của các chuyên gia công ty môi trường Song Giang sẽ giúp bạn lắp đặt hệ thống xử lý nước giếng khoan có cặn hiệu quả nhất và tốt nhất cho sức khỏe.