Hệ lọc RO - Quy trình và ứng dụng
Có nhiều lý do để bạn tin tưởng và áp dụng có hiệu quả hệ thống lọc nước RO trong việc xử lý nước bẩn thành nước sạch có thể sử dụng với mục đích sinh hoạt và sản xuất.
Hoặc quan trọng hơn, bạn cũng có thể kết hợp quy trình lọc RO cùng với các công nghệ xử lý khác để nâng cao hiệu suất. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng với Song Giang tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây!
Hệ thống lọc RO bắt đầu sử dụng khi nào?
Màn bán thấm RO lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1748 bởi nhà vật lý học người Pháp Jean Antoine Nollet. Cho đến năm 1950 thì Đại học California ở Los Angeles nghiên cứu thành công trong khử mặn nước biển. Năm 1977, Florida là đô thị đầu tiên ở nước Mỹ áp dụng quy trình lọc thẩm thấu ngược ở phạm vi quy mô lớn. Và ở thế kỷ 21, cuối năm 2001 thì ước tính có đến 15.200 nhà máy khử muối trên toàn thế giới đã đi vào hoạt động.
Xử lý nước sạch bằng quy trình RO
Bộ lọc nước RO có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ chất gây ô nhiễm ra khỏi nước như vi khuẩn, vi rút, nitrat, sunfat, florua, asen và nhiều tạp chất khác. Một trong những điều bạn cần lưu ý là RO không loại bỏ clo, không làm mềm nước vì vậy các hệ thống này thường đi kèm cùng với bộ lọc than hoạt tính.
Chẳng hạn, nước giếng nếu chưa được xử lý thường gặp nhiều vấn đề về mùi vị, chất lượng và màu sắc của nước. Nhiều chất ô nhiễm nguy hiểm phải kể đến như asen, clo, nitrat, TDS, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh,...
Trong nhiều năm qua, người ta kết hợp quy trình RO cùng với than hoạt tính như một giải pháp xử lý nước uống. Sự kết hợp này thường mang lại nhiều ưu điểm hơn như dễ dàng lắp đặt, chi phí thấp, giữ lại nhiều khoáng chất có lợi, giảm mùi vị khó chịu trong nước.
Hầu hết nhiều quy trình lọc nước truyền thống sử dụng hóa chất xử lý nước thường gây ra những nguy hiểm. Và đây cũng là thiết bị mang lại lợi ích loại bỏ hoặc tái sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất tối ưu. Màng này có thể hoạt động từ 2 – 3 năm tùy thuộc vào chất lượng và số lượng nước cấp cần xử lý.
Kết hợp quy trình lọc nước RO + DI
Với hệ thống này có lẽ bạn cũng đã hình dung được kết quả xử lý nước như thế nào, đó là hoàn toàn tinh khiết. Vậy quy trình RO/DI (khử ion thẩm thấu ngược) diễn ra như thế nào?
- Nước đi vào bộ lọc cặn (lọc cơ học) để tách chất bẩn, hạt trôi nổi để không làm thiết bị xử lý phía sau bị tắc nghẽn.
- Bộ lọc cacbon có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ cùng nhiều chất ô nhiễm hòa tan khác như clo, cloramin. Lưu ý cần định kỳ thay thế bộ lọc để cải thiện hiệu quả xử lý.
- Tại màng RO diễn ra quá trình xử lý chính, lỗ li ti kích thước nhỏ cho phép khử nhiều chất ô nhiễm như cặn bẩn, chất hữu cơ, kim loại nặng, TDS đến 98%. Màng này phân tách nước xử lý thành 2 nguồn nước gồm nước thải và nước sạch. Phần nước thải được thu gom để xử lý riêng biệt còn nước sạch tiếp tục đi qua thiết bị xử lý DI.
- Tại hệ thống khử ion DI, nước đi qua hạt nhựa anion và cation để loại bỏ chất ô nhiễm còn sót lại như nitrat, photphat. Nhựa anion tích điện dương thu giữ nhiều ion tích điện âm như clorua, florua và sunfat. Nhựa cation tích điện âm hút ion tích điện dương như natri, magie, canxi. Thiết bị này bao gồm bồn chứa đầy nhựa trao đổi ion để làm sạch nước và loại bỏ chất ô nhiễm.
Các hệ thống lọc RO công nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích môi trường và cho phép tạo ra nguồn nước tinh khiết an toàn hơn. Các ứng dụng xử lý cho các lĩnh vực như:
- Phòng thí nghiệm
- Tháp giải nhiệt
- Dược phẩm
- Chế biến thực phẩm
- Xi mạ
Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước sạch từ nước mặt, nước ngầm, nước nhiễm mặn, nhiễm phèn,... thì hãy liên hệ ngay Hotline 0901.188.504 để Song Giang JSC tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý môi trường tiết kiệm chi phí nhất.