Hệ lọc RO trong xử lý nước
Song Giang chuyên tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống lọc nước RO cho các công trình xử lý nước cấp tại nhiều chung cư, khu dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất với quy mô, công suất lớn. Vậy bạn có hiểu rõ quy trình lọc RO hoạt động theo nguyên tắc nào? Và những lợi ích cũng như ưu điểm đối với việc làm sạch nước?
Hệ thống xử lý nước RO có đặc điểm gì?
Hệ thống thẩm thấu ngược có tác dụng loại bỏ chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước dưới tác dụng của áp lực cao đi qua màng bán thấm. Theo nguyên tắc thì nước sẽ đi từ nơi ô nhiễm cao sang nơi ít chất bẩn hơn để tạo ra nước sạch. Nước thấm qua màng được gọi là nước sạch, còn phần nước cô đặc chứa nhiều chất bẩn hoặc ion muối.
Hệ lọc RO thường kết hợp cùng với nhiều bộ lọc bổ sung như lọc cặn, lọc thô, lọc cacbon. Thông thường, quy trình RO thường kết hợp từ 4 đến 5 giai đoạn để cung cấp nguồn nước chất lượng cao, cụ thể:
- Giai đoạn tiền lọc được thiết kế để bảo vệ màng RO bằng cách giảm chất lơ lửng, hạt mịn ra khỏi nước để không làm tắc nghẽn hệ thống.
- Giai đoạn lọc thô với nhiều lớp vật liệu cho phép loại bỏ clo, chất bẩn, tạp chất hoặc tham gia khử sắt, khử mangan tốt.
- Giai đoạn lọc RO cho phép khử cùng lúc nhiều chất ô nhiễm thông qua điều kiện môi trường áp suất cao cho phép phân tử nước đi qua và giữ lại chất ô nhiễm trên bề mặt.
- Giai đoạn sau lọc RO thường là lọc cacbon để khử mùi, khử màu làm tăng độ tinh khiết cho nguồn nước trước khi được sử dụng.
Đối với màng RO
- Cấu tạo từ các sợi polyamit, cellulose acetate hoặc TFC được thiết kế thành các cụm module với màng dẫn nước sạch, màng thẩm thấu ngược và màng dẫn nước cấp.
- Chức năng màng RO: loại bỏ chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút > 0,0001 mm.
- Hiệu quả xử lý: loại bỏ từ 90 – 99% tạp chất.
- Thu hồi nước tinh khiết sẽ phụ thuộc vào kích thước lỗ màng, nhiệt độ, áp suất vận hành, diện tích bề mặt màng.
Lưu ý khi vận hành, làm sạch màng RO
Bảo trì hệ thống lọc nước RO
Nhằm đảm bảo hệ thống lọc RO cùng với quy trình xử lý trước/sau phải đảm bảo hoạt động ở hiệu suất cao nhất. Vì vậy, bạn cần theo dõi, kiểm tra và bảo trì định kỳ cho các công trình như:
- Đối với hệ thống tiền xử lý bao gồm bộ lọc đa phương tiện, bộ vi lọc, bộ lọc sơ bộ, chất làm mềm, hiệu chuẩn bơm cấp hóa chất,...
- Đối với hệ thống RO thì cần theo dõi, quản lý và kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý, làm sạch màng RO,...
- Đối với hệ thống sau xử lý bao gồm thiết bị khử ion, thiết bị khử trùng tia UV, vệ sinh định kỳ hoặc hiệu chuẩn các thiết bị đo chất lượng.
Làm sạch màng RO
- Định kỳ vệ sinh màng từ 3 – 12 tháng/lần tùy thuộc vào mức độ bám bẩn vì không thực hiện sẽ kéo theo chi phí vận hành cao, tạo ra nước tinh khiết thấp cũng chất lượng nước cũng kém hơn.
- Việc làm sạch màng thường đạt được hiệu quả cao bằng cách sử dụng dung dịch hóa chất để loại bỏ sự bám bẩn, đóng cặn trên màng.
Các ứng dụng hệ lọc nước RO
- Xử lý nước cấp trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp
- Xử lý nước nhiễm mặn, nhiễm phèn
- Xử lý nước giếng khoan
- Xử lý nước tinh khiết, sản xuất nước đóng chai
Quy trình RO loại bỏ những chất ô nhiễm nào?
Lọc RO khử đến 99% + muối hòa tan, hạt keo, chất hữu cơ, vi khuẩn ra khỏi nước cấp. Lọc RO không có khả năng khử khí nên nước thấm qua có độ pH thấp hơn.
Hầu hết, lọc RO được đánh giá hiệu quả trong việc xử lý nước lợ, nước mặt, nước ngầm. Đồng thời là hệ thống không thể thiếu đối với nhiều lĩnh vực như dược phẩm, xử lý nước cấp lò hơi, chế biến thực phẩm, điện tử,... thường yêu cầu nguồn nước phải sạch, tinh khiết.
Trên đây chỉ là một số thông tin cũng như chức năng, vai trò của hệ lọc nước RO trong lĩnh vực xử lý nước cấp. Nếu như bạn muốn biết cách thiết kế và ứng dụng thực tế quy trình này tại nhiều dự án xử lý nước thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Song Giang qua Hotline 0901.188.504.