Hệ thống RO công nghiệp có cấu tạo thế nào?
Ai cũng biết hệ thống lọc nước RO giúp loại bỏ 99% tạp chất có trong nước, giúp mang lại nguồn nước sạch tinh khiết và an toàn với người dùng. Tuy nhiên để có thể vận hành và sử dụng hệ thống hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Tìm hiểu hệ thống RO là gì?
Hệ thống RO là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Với hệ thống màng lọc với kích thước siêu nhỏ chỉ 0.0001 micromet chúng giúp loại bỏ 99% các tạp chất ô nhiễm trong nước, từ đó cho ra nguồn nước sạch tinh khiết.
Với nguồn nước này, chúng ta có thể uống trực tiếp mà không cần trải qua quá trình đun sôi. Công nghệ này còn có thể sử dụng cho các nguồn cấp nước của nước giếng khoan, nước máy, nước lợ,...
Có thể nói, hệ thống RO là công nghệ hoàn hảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước tinh khiết cho con người. Tuy nhiên, hệ thống cũng còn một số hạn chế như không thể sử dụng cho nguồn nước có tính axit cao, chỉ giữ được khoảng 60% nguồn nước tinh khiết và tiêu hao nhiều điện năng.
Vậy nên, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mình mà bạn có thể quyết định có sử dụng hệ thống lọc nước này hay không?
Đặc điểm cấu tạo hệ thống lọc nước RO
Hệ thống RO công nghiệp được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm lọc thô và lọc tinh. Bên cạnh 2 bộ phần này, một hệ thống hoàn chỉnh còn có hệ thống điện, bơm và hệ thống khử trùng nước.
Hệ thống lọc thô
Hệ thống lọc thô được thiết kế gồm 3 cột lọc, các cột lọc này sẽ chứa các vật liệu lọc và có các thành phần cấu tạo khác nhau nhằm loại bỏ các chất bẩn có kích thước lớn, kim loại năng, khử mùi và làm mềm nước trước khi vào giai đoạn lọc tinh.
Có thể nói, hệ thống lọc thô có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ màng lọc RO, giúp hệ thống hoạt động ổn định, có tuổi thọ cao hơn.
Hệ thống lọc tinh
Hệ thống lọc tinh chính là hệ thống lọc RO được ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược. Thiết kế màng lọc siêu nhỏ có khả năng loại bỏ hoàn toàn các loại tạp chất siêu nhỏ trong nước bao gồm cả vi khuẩn, virus,... từ đó mang đến nguồn nước sạch không chứa tạp chất, đạt chuẩn an toàn với người dùng.
Hệ thống máy bơm, điều khiển và đèn UV khử khuẩn
Hệ thống RO công nghiệp được vận hành hoàn toàn tự động nhờ hệ thống điều khiển đã được lập trình từ trước. Với cơ chế này, hệ thống hoạt động hoàn toàn độc lập mà không cần nhân công vận hành.
Hệ thống máy bơm giúp cung cấp nguồn nước ổn định cho hệ thống lọc nước. Bên cạnh đó, đèn khử khuẩn UV còn giúp loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn tái nhiễm nguồn nước khi sử dụng.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống RO
Nguyên lý hoạt động của hệ thống RO này không quá phức tạp. Chúng hoạt động được là nhờ vào nguyên lý chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra.
- Nước bên ngoài sẽ được máy bơm đẩy vào hệ thống sau đó đi qua các lõi lọc chứa vật liệu lọc bằng áp suất.
- Các lõi lọc được sắp xếp có chủ đích từ quá trình lọc thô cho đến lọc tinh.
- Mỗi lõi lọc sẽ có khe hở kích thước siêu nhỏ để loại bỏ các tạp chất trong nước rồi sau đó nước được chuyển qua hệ thống khử khuẩn để lọc thêm lần nữa.
Một số vấn đề cần đặc biệt chú ý khi lắp đặt hệ thống RO
Có thể thấy, hệ thống RO cho hiệu quả xử lý nước vô cùng tốt. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động được ổn định và lâu dài cần chú ý:
- Cần đảm bảo đủ không gian để hệ thống vận hành, tránh những hiện tượng va đập gây hư hại hệ thống.
- Màng lọc RO hoạt động cần áp suất thẩm thấu cao để đẩy nước qua màng lọc vì vậy cần cung cấp nguồn điện khỏe và ổn định.
- Các bể chứa nước sau khi xử lý cần được kín và phải vệ sinh thường xuyên để đảm bảo nguồn nước tính khiết, không bị tái nhiễm.
- Thiết kế phao chống tràn giúp đảm bảo cơ chế tự động ngắt khi nước đầy giúp tiết kiệm nước và điện năng.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hệ thống lọc nước RO
Hệ thống lọc nước này đôi khi sẽ phát sinh một số lỗi trong quá trình vận hành. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách xử lý, mời các bạn cùng tham khảo:
- Lỗi rò rỉ nước: Lỗi này xuất phát từ việc lắp đặt chưa đúng kỹ thuật, nước rò rỉ từ các khe hở, đai ốc, gioang chưa chặt,... Lúc này chúng ta cần tắt hệ thống, xác định lại vị trí rò rỉ và vặn chặt các đầu nối. Nếu hiện tượng này xảy ra ở các cột lọc chúng ta cần kiểm tra đầu nối và thay cột lọc mới.
- Van xả tự động bị lỗi: Lúc này bạn cần kiểm tra van cấp nước, bể cấp nước và cả ô cấp điện. Sau đó tiến hành tắt van áp thấp và áp cao để kiểm tra. Nếu phát hiện máy vẫn chạy khi van đã tắt thì đây chính là dấu hiệu van áp thấp hoặc cao đang bị hỏng và cần thay thế.
- Bơm áp lực yếu: Hệ thống máy bom có vai trò quan trọng trong hệ thống lọc nước vậy nên bạn cần kiểm tra áp lực nước trước màng lọc và đẩy lên mức 60PSI.
- Màng lọc RO bị tắc là lỗi vô cùng phổ biến. Lúc này bạn nên kiểm tra xem màng lọc có bị cứng, bị nhớt hay xô các lá lọc hay không trước khi quyết định thay thế.
Vừa rồi là toàn bộ các thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như một số lỗi thường gặp của hệ thống RO. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống, từ đó vận hành được hiệu quả hơn.
Ngoài ra nếu cần được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt, hoặc tư vấn bạn có thể liên hệ với Song Giang qua hotline để được tư vấn trực tiếp.