So sánh các đặc điểm của nước cứng và nước mềm
Nước thường được chia thành hai nhóm chính là nước cứng và nước mềm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm được sự khác biệt của hai loại nước này. Để giúp bạn phân biệt nước cứng và nước mềm, Công ty môi trường Song Giang sẽ giúp bạn so sánh đặc điểm của chúng.
Về thành phần cấu tạo của nước cứng và nước mềm
Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng các loại khoáng chất cao, trong đó thành phần tạo độ cứng cho nước chính là các ion Ca2+ và Mg2+. Trong khi đó, nước mềm gần như không chứa thành phần này hoặc tỷ lệ vô cùng ít không đáng kể.
Nước cứng xuất hiện phổ biến xung quanh chúng ta, có thể kể đến các nguồn nước cứng phổ biến như nước giếng, nước ao hồ,... Đặc biệt, những khu vực gần núi đá vôi, độ cứng của nước càng cao.
Trong khi đó, nước mềm là nước tự nhiên, nó có thể là nguồn nước mưa, nước ngầm chảy qua khu vực có đá cứng và không thấm nước. Bên cạnh đó, nguồn nước mềm xuất phát từ việc xử lý nước cứng để tạo nước mềm.
So sánh đặc điểm của nước cứng và mềm
Do thành phần trong nước khác nhau, chính vì vậy chúng có rất nhiều điểm khác nhau. Điển hình có thể kể liệt kê một số đặc điểm như:
- Khả năng tạo bọt với xà phòng: Nước cứng chứa các ion Mg2+, Ca2+ sẽ gây cản trở quá trình tạo bọt, điều này khiến lượng bọt ít đi gây lãng phí xà phòng. Bên cạnh đó, khi giặt xong quần áo còn có hiện tượng đóng cặn bẩn trên quần áo. Còn nước mềm tạo nhiều bọt với xà phòng hơn, không đóng cặn.
- Khi đun sôi: nước cứng thường tạo thành chất kết tủa trắng lắng xuống đáy nồi. Ngược lại với nước mềm, do không chứa các ion khoáng chất nên không xuất hiện hiện tượng này.
- Khi sử dụng trong các thiết bị nước: các thiết bị sử dụng nước cứng sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện các cặn bẩn bám trong đường ống, vòi rửa, khiến đường ống bị tắc, nước chảy chậm hơn so với nước mềm.
Hàm lượng chất tấn hòa tan trong nước
Hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) sẽ phản ánh độ cứng của nước. Theo đó, lượng nước cứng sẽ có hàm lượng này khá cao từ 60mg/l trở lên. Còn với nước mềm, chỉ số này sẽ ở dưới 60mg/l.
Với nồng độ chất rắn này chúng ta không thể kiểm tra bằng mắt thường mà phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng như bút đo TDS.
Mùi vị của 2 loại nước
Nước mềm do không chứa các ion kim loại nên tạo cảm giác thanh mát dễ uống. Nhưng nước cứng do hàm lượng này quá nhiều khiến chúng có mùi vị khá khó chịu. Chính vì vậy, nếu sử dụng nước cứng để chế biến nấu ăn nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị của các loại thực phẩm.
Lợi ích của nước cứng và mềm
Thực tế, nước cứng cũng có thể mang lại lợi ích cho con người nếu hàm lượng ion vừa phải. Mg2+ trong nước sẽ góp phần bổ sung cho cơ thể con người, giảm hiện tượng táo bón. Ca2+ là khoáng chất thiết yếu giúp ngăn ngừa bệnh về loãng xương, sỏi thận,...
Tuy nhiên, thực tế hàm lượng này thường vượt mức cho phép, vậy nên cần sử dụng các hệ thống lọc nước để xử lý trước khi sử dụng.
Còn với nước mềm, nước mềm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người như: Giúp da và tóc mềm hơn, hiệu quả tẩy rửa tốt hơn, bảo vệ được các thiết bị sử dụng nước, giữ nguyên hương vị thức ăn,....
Điểm hạn chế của nước mềm và nước cứng
Nước cứng cũng là thủ phạm gây nên nhiều vấn đề cho cuộc sống con người như:
- Việc dùng nước cứng lâu ngày khiến da và tóc khô. Ngoài ra nó còn gây nên một số vấn đề về sức khỏe như sỏi thận, viêm đường kết niệu, tim mạch…
- Quần áo giặt bằng nước cứng thường nhanh bị hỏng, mục và bạc màu.
- Các thiết bị sử dụng nước bị đóng cặn bẩn gây tắc ống và làm giảm tuổi thọ.
Còn với nước mềm, do không chứa các ion khoáng nên nó cũng gần như không tác động đến sức khỏe người dùng cũng như không giúp bổ sung chất khoáng cho cơ thể. Đây cũng là điểm hạn chế của nước mềm.
Vừa rồi là những điểm khác biệt giữa nước mềm và nước cứng. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đặc điểm của hai loại nước này và có những cách sử dụng cho phù hợp.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay nhu cầu về sửa chữa - lắp đặt hệ thống làm mềm nước hay các hệ thống lọc nước giếng khoan, hệ RO,... hãy liên hệ với Song Giang qua hotline để được hỗ trợ.