Tác hại của kim loại nặng trong nước đến con người

347 Lượt xem - 14-10-2023 08:46

Ảnh hưởng của các kim loại nặng đến con người là vô cùng lớn, đặc biệt là các kim loại như chì, thủy ngân, asen, …. có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới sức khỏe người dùng. Độc tính của những “kim loại nặng” này sau khi trải qua quá trình tích tụ trong cơ thể, chúng sẽ phát huy các hậu quả đặc biệt xấu.

Cùng moitruongsonggiang.com tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Kim loại nặng thường xuất hiện ở đâu?

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của kim loại nặng tới sức khỏe để cách phòng ngừa thì chúng ta cũng cần phải hiểu được nguồn gốc – xuất xứ của các kim loại nặng này.

Thường các kim loại nặng xuất hiện nhiều nhất trong nước, nguồn nước chứa lượng lớn các kim loại nặng. Chúng ô nhiễm nên các loại thủy hải sản và rau củ quả sử dụng nguồn nước này lâu dần sẽ nhiễm các kim loại nặng và sau đó con người sử dụng các chế phẩm từ chúng cùng nguồn nước không đảm bảo gây ra nhiều hệ lụy.

Đơn cử như kim loại nặng thủy ngân Methyl được tìm thấy ở một mức độ đáng kể chỉ trong các loại cá và hải sản. Những nguồn tiếp xúc với methyl thủy ngân khả năng nhất chính là cá, động vật có vỏ và đặc biệt là những loài cá ăn thịt hàng đầu, chẳng hạn như cá kiếm, cá marlin.

Tác hại của kim loại nặng trong nguồn nước

Đây là kết quả của việc phóng thích kim loại nặng thủy ngân vô cơ vào môi trường biển, tiếp đó là hấp thu các vi sinh vật biển, các loại thủy ngân vô cơ trở thành methyl thủy ngân độc hại hơn rất nhiều.

Chúng sẽ tích lũy dần các kim loại nặng vào cơ thể thông qua chuỗi thức ăn, do tỷ lệ phân hủy rất thấp, chỉ số chất độc đạt mức độc hại tiềm tàng ở những loài ở đầu các chuỗi thức ăn, ví dụ cá kiếm, cá marlin, cuối cùng có thể tạo thành một phần của chế độ ăn của con người.

Những ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người ra sao?

Các kim loại nặng phải kể đến như chì, Cd, thiếc, thủy ngân, asen có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chúng thường xuất hiện trong thức ăn, nước uống của con người, lâu dần phá hủy các cơ quan trong cơ thể.

Con người sử dụng các thực phẩm, nước uống bị nhiễm kim loại nặng trong thời gian dài, dần dần cơ thể suy kiệt, sức khỏe tụt dốc và mắc các bệnh không tốt cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Kim loại nặng như Methyl thủy ngân ( Methuyl mercury) và Chì (Pb) có ảnh hưởng đến não bộ và phát triển trí thông minh ở trẻ nhỏ. Ngoài các tác động đến hệ thần kinh nếu bị phơi nhiễm lâu dài thì chì có thể gây ra các tổn hại cho thận, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch, khả năng sinh sản.

Với Cd gây độc cho thận, kim loại nặng thiếc gây rối loạn cho hệ tiêu hóa và dẫn tới kích ứng đường ruột khi chúng được tiếp xúc ở nồng độ cao. Ngoài ra, việc tiếp xúc với kim loại nặng Asen vô cơ có thể gây ung thư.

Tác hại của kim loại nặng trong nguồn nước

Quy chuẩn quy định hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm

Với rất nhiều các nguy cơ do tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể con người vì thế việc kiểm soát hàm lượng của những kim loại này trong thực phẩm rất cần thiết.

Ở Châu âu hàm lượng kim loại nặng được kiểm soát theo các quy định tại số 1881/2006 thuộc khuôn khổ luật Liên minh Châu Âu. Những quy định này quyết định hàm lượng tối đa của những kim loại nặng nói trên trong thực phẩm như: sữa, cá, thịt, rau củ quả, ngũ cốc và nước ép trái cây.

Cùng với đó, cũng thiết lập mức tối đa cho hàm lượng thủy ngân trong các loại cá và các chế phẩm từ cá. Ở Việt Nam, việc kiểm soát hàm lượng kim loại trên đáp ứng theo quy định theo QCVN 8-2:2011/ BYT.

Quy định này đưa ra mức giới hạn tối đa của các kim loại nặng như: asen, Cd, chì, thủy ngân, thiếc,… trong các loại chế phẩm từ sữa, cá,  thịt, ngũ cốc, rau củ quả, các loại nước ép, cà phê, gia vị, các loại thủy hải sản, những dòng loại thực phẩm đóng hộp và chế phẩm nước uống.

Như vậy ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người là không hề nhỏ, việc làm sạch nước thải trước khi đổ ra môi trường, hay việc sử dụng các loại nước uống cũng cần phải được xử lý và làm sạch triệt để.

Nếu bạn đang cần một hệ thống để xử lý nước thải hay một hệ thống lọc nước RO chất lượng cao, hãy liên hệ Song Giang để chúng tôi hỗ trợ bạn sớm nhất!

Logo
Để lại bình luận

Bài viết khác
(09:31 04-05-2024)
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên ...
(12:31 27-04-2024)
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các ...
(12:07 26-04-2024)
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của ...
(12:17 24-04-2024)
Bồn lọc áp lực là một loại bể xử lý nước thải khép kín có khả năng lọc nước một cách hiệu quả. Tuy nhiên ...
(09:05 20-04-2024)
Lọc nước giếng khoan bằng cát là phương pháp lọc nước truyền thống đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng ...
(15:12 18-04-2024)
Việc tự thay thế vật liệu lọc nước giếng khoan sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được không ít chi phí thuê thợ. Tuy ...
Tin tức

Phương pháp xử lý, lọc nước giếng bằng than củi

Ngày đăng: 04/05/2024 - 09:32 AM
Than củi là loại vật liệu khá quen thuộc với nhiều người. Với đặc tính nhẹ và có phần giống than hoạt tính nên nhiều người băn ...

Ưu nhược điểm của các loại bồn lọc áp lực

Ngày đăng: 27/04/2024 - 12:31 PM
Bồn lọc áp lực được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả các loại nước cấp. ...

Làm sao để nhận biết nước cứng và nước mềm?

Ngày đăng: 26/04/2024 - 12:07 PM
Sự khác nhau giữa loại nước cứng và loại nước mềm không chỉ là so sánh các vấn đề về tính chất hóa học của nước mà chúng ...
Video
Về đầu trang
Hotline 0901.795.909